Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Khi Phủ Khai Phong có án oan…


    (Tư vấn pháp luật) - Chắc có lẽ nhiều người trong chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện Phủ Khai Phong với các nhân vật trong phim đã quá đỗi nổi tiếng như Bao Công, Triển Chiêu, Công Tôn Tiên Sinh, Dương Triều, Mã Hán…






>>> Tacloban (Philippines) tan hoang vì siêu bão Hải Yến



(Tin Nóng) Hơn 100 người chết, hàng ngàn ngôi nhà bị san bằng, đường phố ngập nước, xác xe cộ, đồ vật chất chồng ngổn ngang như cảnh tượng các thành phố ở Nhật Bản bị động đất - sóng thần năm 2011… Đó là những gì còn lại của thành phố Tacloban (tỉnh Leyte, Philippines) ngày 9.11.2013 sau khi siêu bão Hải Yến quét qua.
siêu bão Hải Yến tàn phá Philippines
Một góc thành phố Tacloban nhìn từ trên máy bay sáng 9.11, khung cảnh tan hoang gợi nhớ cảnh các thành phố ở Nhật Bản bị động đất - sóng thần tàn phá năm 2011 - Ảnh: AFP

PHẢI CÓ GIẢI PHÁP PHÂN TÁN TÀU THUYỀN VÀO SÔNG LẠCH ĐỂ TRÁNH TỔN THẤT CHO TÀU THUYỀN NGƯ DÂN !


Ts Trần Đình Bá
TP Hồ Chí Minh

( Kính nhờ các báo chuyển gấp hiến kế này đến tận Thủ tướng càng sớm càng tốt) 

Kính Thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và các thành viên Chính phủ chống siêu bão Hải Yến ! 

Siêu bão này rất mạnh , các Âu thuyền tránh bão không khổ trụ nổi, nếu đưa hàng vạn tàu thuyến ngư dân vào xếp dày nêm chặt thì bão sẽ đánh tan nát hết (theo nguyên lý va chạm trong vật lý) , bài học này của của cơn bão San Sen đã trả giá quá đắt tại Âu thuyền Thọ Quang - Đà Nẵng 2006, do sóng to các tàu tự va chạm đập phá vào mà tan nát .

Tôi đã có bài viết đăng trên báo Đà Nẵng 2006 (ngay sau Sansen) nói về sai lầm này. 

Theo nguyên lý quân sự “ Binh lực phân tán – hỏa lực tập trung “ “Hỏa lực tập trung” lúc này chính là bão , “binh lực” lúc này là tàu thuyền ngư dân . Vì vậy phải cho tàu thuyền ngư dân phân tán , không cho tập trung để tránh thiệt hại do “hỏa lực” của bão hủy diệt tàn phá . Phải phân tán tàu thuyền nhiều nơi , để tránh hủy diệt tập trung ! Tôi kính đề nghị Thủ tướng ra lệnh khẩn cấp cho các tàu thuyền chạy thẳng vào nhiều cửa sông , luồng ,lạch , vào càng sâu càng tốt , nấp vào các bờ sông có cây cối để tránh gió . Đây là giải pháp phân tán để tránh “hỏa lực tập trung” của siêu bão . Cứ vào Âu thuyền tập trung là siêu bão sẽ “nuốt hết” – mất hết ngư dân miền Trung sẽ trắng tay . Đừng tập trung tàu thuyền vào âu thuyến làm mồi cho siêu bão ! 

Kính thưa Thủ tướng và các thành viên chống siêu bão . Bài học kinh nghiệm này từ âu thuyền Thọ Quang – Đà Nẵng trong cơn bão Sensen 2006 đã trả giá quá đắt vì “ tập trung tàu thuyền làm mồi cho siêu bão ! “ Kính đề nghị Thủ tướng chỉ đạo cho các tàu thuyến ngư dân không được tập trung , chạy lên nấp ở các thượng nguồn sông . Tôi là người miền Trung nên rất hiểu Miền trung có rất nhiều sông , sông lại có rất nhiều nhánh – cấp 1 – cấp 2 – cấp 3 …..vào càng sâu ở nhánh cấp 2- cấp 3 càng tốt , chú ý neo để tránh lũ trôi là được , lệnh cho thuyền viên không được ở lại trên tàu thuyền ! 

Kính chúc Thủ Tướng và các thành viên Chính phủ sức khỏe ,chiến thắng chống siêu bão Hải Yến ! 

Tôi cầu mong cho nhân dân Đoàn kết sáng suốt vượt qua siêu bão giảm tổn do siêu bão gây ra ! 

TS Trần Đình Bá – quê Miền Trung Email: trandinhba.vt@gmail.com 

Tôi kính nhờ Trang tin điện tử Chính phủ ,báo Nhân dân , tạp chí Cộng sản, các báo chuyển bài viết hoặc thư khẩn này cho Thủ tướng hoặc tất cả các các đơn vị chống siêu bão ở các địa phương để xin ý kiến Thủ tướng 
TÔI CHỊU HOÀN TOÀN TRÁCH NHIỆM VỀ BỨC THƯ KHẨN NÀY.

Xalo
Tp. HCM
Lạc quan lên ...! bão vô gần bờ nó nhẹ đi ấy mà vì từ Miền Trung trở ra đã ảnh hưởng của gió mùa đông bắc sẽ làm bão suy yếu không còn sức tàn phá như khi đi qua Philippine nữa vì nó là chặng cuối của cơn bão. Chủ yếu do hạ tầng cơ sở vật chất của các tỉnh ven biển Miển Trung nói riêng và của Việt Nam nói chung quá kém nên gió và mưa do bão gây ra sẽ phá tang hoang hết thôi. Nếu cơ sở hạ tầng tốt một tý thì mức độ thiệt hại cũng còn có thể kiểm soát được.

mai van
ba ria vung tau
Rất mừng là mọi người đều quan tâm nhằm hạn chế thiệt hại do siêu bão sắp đến. Tuy nhiên, xem hình tôi thấy nhiều tàu thuyền neo đậu san sát ở bến. Nếu bão mạnh chúng có thể va đập lẫn nhau gây hư hỏng và thiệt hại rất lớn. Nên đưa tàu thuyền vào sâu trong cửa sông, càng xa cửa biển càng tốt. Khi neo đậu, tránh để chúng quá gần, ngăn ngừa chúng va đập lẫn nhau. Đó là kinh nghiệm quý để đối phó với bão mạnh ở Côn Đảo vừa qua. Rất mong bà con lưu tâm!

***Miền Trung 'gồng mình' đối phó với siêu bão Hải Yến

(TNO) Bão số 14 (siêu bão Hải Yến) đang tiến vào đất liền với sức gió khủng khiếp, nhiều địa phương khẩn trương chống bão.
Quảng Trị: Khẩn cấp chống bão số 14 2
Người dân và lực lượng bộ đội biên phòng giúp dân kéo tàu thuyền lên neo đậu tại vị trí an toàn
Quảng Trị: Khẩn cấp chống bão số 14 3
Người dân làng chài Mỹ Thủy (xã Hải An, H.Hải Lăng) chủ động trong công tác phòng chống bão lũ
Quảng Trị: Khẩn cấp chống bão số 14 4
Lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị khẩn trương giúp người dân tháo những mái tôn không đảm bảo an toàn xuống
Quảng Trị: Khẩn cấp chống bão số 14 5
Chính quyền xã Hải An đưa một cụ già đến nơi tránh bão
Lý Sơn: Hối hả đối phó với bão số 14 2
Việc neo đậu tàu thuyền, chằng chống nhà cửa, di dời dân ra khởi vùng nguy hiểm... đang được triển khai gấp rút
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác ứng phó bão số 14 tại Quảng Ngãi
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi người dân xã Bình Hải đang trú tránh bão số 14 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Dung Quất - Ảnh: Hiển Cừ
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác ứng phó bão số 14 tại Quảng Ngãi
Người dân ở các xã ven biển thuộc H.Bình Sơn trú tránh bão số 14 - Ảnh: Hiển Cừ
Lý Sơn: Hối hả đối phó với bão số 14 7
Tất cả đều hối hả để sẵn sàng đối phó với bão số 14, siêu bão mạnh nhất từ trước đến nay, đang tiến vào đất liền...

Video clip: Cháy nhà hàng trong lúc chủ đi tránh siêu bão Hải Yến
Bão số 14: Người dân Quảng Nam đổ xô mua vật liệu gia cố nhà 1
Người dân Quảng Nam đổ xô đến các cửa hàng mua vật liệu chống bão
Bão số 14: Người dân Quảng Nam đổ xô mua vật liệu gia cố nhà 3
Loại cáp cỡ lớn khá đắt tiền nhưng người dân vẫn tranh nhau mua
Bão số 14: Người dân Quảng Nam đổ xô mua vật liệu gia cố nhà 5
Vì khách quá đông nên phải lần lượt thanh toán tiền

 
Bão số 14: Người dân Quảng Nam đổ xô mua vật liệu gia cố nhà 8
Hàng chục người dân đến cạnh cầu Kỳ Phú (TP.Tam Kỳ) để lấy cát
Bão số 14: Người dân Quảng Nam đổ xô mua vật liệu gia cố nhà 9
Giúp nhau chằng chống nhà
 
Dự trữ máu để cấp cứu cho nạn nhân siêu bão Hải Yến
Lần đầu tiên một đợt hiến máu tình nguyện được tổ chức nhằm “đón đầu” xử lý hậu quả từ siêu bão Hải Yến có thể sắp đổ bộ vào đất liền.
211 đơn vị máu là kết quả buổi hiến máu tình nguyện do Hội chữ thập tỉnh Quảng Nam và Trung tâm huyết học và truyền máu Bệnh viện đa khoa Quảng Nam tổ chức sáng nay 9.11 tại H.Điện Bàn.
Theo đại diện Hội chữ thập đỏ Quảng Nam, đợt tổ chức hiến máu thực hiện ngay trước khi siêu bão Hải Yến đổ bộ vào đất liền đã giúp lực lượng tình nguyện “dự trữ” được nguồn máu cực kỳ quan trọng để phòng cấp cứu những trường hợp thương vong do bão gây ra. Đây cũng là lần đầu tiên tại Quảng Nam có sự chuẩn bị về lượng máu cứu người trước thiên tai. (Hứa Xuyên Huỳnh)


Quảng Nam: Người dân đào hầm trú ẩn tránh bão 2
“Lúc bão mạnh nhất, cả nhà tôi sẽ xuống hầm trú ẩn này”
Đà Nẵng: Cấp tập chèn chống nhà cửa 1
Tại bãi biển Đà Nẵng, người già, trẻ em đổ xô ra lấy cát
Đà Nẵng: Cấp tập chèn chống nhà cửa 2
Rút kinh nghiệm từ cơn bão Nari, ngư dân không kéo thuyền thúng lên bờ, mà kéo hẳn về trước nhà, tránh tình trạng bị sóng đánh hư hỏng phương tiện
Đà Nẵng: Cấp tập chèn chống nhà cửa 3
Các bao cát được bán với giá 15.000-20.000đ đồng và có hiều người mua
Đà Nẵng: Cấp tập chèn chống nhà cửa 4
Các mặt hàng dây thép buộc, dây dù cũng trong tình trạng cháy hàng
Đà Nẵng: Cấp tập chèn chống nhà cửa 5
Cấp tập chở đà gỗ về nhà chèn chống nhà cửa
Đà Nẵng: Cấp tập chèn chống nhà cửa 6
Dùng bao cát để chèn
Đà Nẵng: Cấp tập chèn chống nhà cửa 8
Dùng đà cột kín cửa, tránh gió bão mạnh phá cửa chính
Đà Nẵng: Cấp tập chèn chống nhà cửa 10
12 giờ ngày 9.11, người dân vẫn đổ xô đi mua xăng
 Bình Định sơ tán hơn 800 hộ dân
Tàu thuyền vào khu neo đậu gần Cảng cá Quy Nhơn để tránh bão vào chiều ngày 9.11
 Bình Định sơ tán hơn 800 hộ dân
Người dân sống gần biển ở thành phố Quy Nhơn chằng chống nhà cửa để đối phó bão Hải Yến

Khánh Hòa: Quân dân Trường Sa đương đầu với siêu bão 
64 tàu cá vào âu tàu đảo Song Tử Tây tránh bão
Tàu cá tránh bão tại âu tàu đảo Song Tử Tây - Ảnh: N.V.D

Audio: Quân và dân đảo Song Tử Tây sẵn sàng đương đầu với siêu bão Hải Yến - Thực hiện: Thanh Bình
Quảng Bình tập trung chống bão số 14 2
Chuẩn bị rất nhiều bao tải cát sẵn sàng ứng phó với gió bão
Quảng Bình tập trung chống bão số 14 3
Cán bộ các cơ quan mua gỗ cây về chống bão
Siêu bão Hải Yến: Hà Tĩnh di dời khẩn cấp 50000 ngàn dân khỏi khu vực nguy hiểm 1 

Video clip: Hai người thiệt mạng do lũ "bất thường"
Hối hả chống siêu bão 11
Bà Trần Thị Lường (72 tuổi) trèo lên mái nhà gia cố, chằng níu để phòng chống siêu bão Hải Yến
Quân đội giúp dân làm kè 2
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn bộ binh 85 xây kè đá chống bão - Ảnh: Đức Huy
Quân đội giúp dân làm kè 4
Người dân dùng bao cát chằng níu mái nhà - Ảnh: Đức Huy
Quảng Trị: Theo dõi sát hiện tượng thấm, lún ở các đập thủy điện
Dù vẫn chưa khắc phục xong hậu quả của cơn bão số 10 và 11, toàn tỉnh Quảng Trị một lần nữa gồng mình lên để phòng chống bão.
Theo thông tin mà PV Thanh Niên Online có được, hiện toàn tỉnh Quảng Trị có 130 hồ chứa, 209 đập dâng và 5 hồ thủy điện.
Ông Nguyễn Duy Thông, Tổng giám đốc Công ty quản lý khai thác các công trình thủy lợi Quảng Trị sáng 9.11 cho hay đơn vị hiện đang quản lý 14 hồ đập lớn với tổng dung tích hơn 200 triệu m3 .
“Gần như 100% các hồ đã đầy, đạt dung tích thiết kế. Để chủ động ứng phó bão, chúng tôi đã mở cửa cống, xả lũ 6/14 hồ đập, đồng thời yêu cầu anh em túc trục 24/24, sớm ghi nhận các hiện tượng thấm, lún nếu có”, ông Thông nói.
Cũng trong sáng 9.11, PV Thanh Niên Online đã về xã Hải An, một xã miền biển thuộc H.Hải Lăng.
Lãnh đạo địa phương cho biết, ngay từ sáng sớm, lực lượng chức năng đã cùng người dân khẩn trương triển khai các biện pháp chống bão. Trong thôn xóm, tiếng còi hú báo động bão và những thông điệp cảnh báo bão của chính quyền địa phương được phát đi liên hồi.
Là đơn vị vũ trang đóng trên địa bàn, Đồn biên phòng Mỹ Thủy đã điều động khoảng 30 cán bộ, chiến sĩ giúp dân kéo tàu thuyền lên bờ, cố định vào những vị trí an toàn. Tại những nhà dân còn tạm bợ, lực lượng cũng khẩn trương chằng chống nhà cửa hoặc tháo toàn bộ phần mái xuống.
Có mặt chỉ đạo công tác, đại tá Hoàng Hữu Chiến, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết : “Xác định đây là cơn bão cực mạnh, nên chúng tôi đã chỉ đạo các đồn biên phòng phải tập trung lực lượng giúp dân, tránh để dân thiệt hại về tính mạng và tài sản. Mọi công tác chuẩn bị phải hoàn thành trước 17 giờ chiều 9.11. Và ngay sau khi bão đổ bộ, các cán bộ chiến sĩ cũng phải phối hợp với chính quyền địa phương để khắc phục thiệt hại”. 
Quảng Ngãi: Lo ngại bão vào trong đêm tối 
Tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã có gió cấp 5, cấp 6 và gió bão đang mạnh lên. Công tác phòng chống bão đang được chính quyền và nhân dân khẩn trương thực hiện.
Việc neo đậu tàu thuyền, chằng chống nhà cửa, di dời dân ra khởi vùng nguy hiểm... đang được gấp rút triển khai, đảm bảo hoàn thành trước 17 giờ chiều nay (9.11).
Tại Vũng neo trú tàu thuyền An Hải, gần 400 phương tiện tàu cá đang hoạt động trên biển đã vào nơi tránh trú an toàn. Trong đó, có gần 40 phương tiện tàu cá đang khai thác hải sản tại ngư trường Trường Sa cũng đã kịp chạy về cập đảo, tìm nơi tránh trú an toàn.
Xác định bão số 14 có khả năng đổ bộ trực tiếp vào đảo Lý Sơn vào tối và rạng sáng mai 10.11, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Lý sơn đã khẩn trương họp bàn để có biện pháp đối phó với bão, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chủ động chằng chống nhà cửa cùng tài sản... hướng dẫn các hộ dân sử dụng bao cát và các vật dụng khác để chằng chống nhà cửa phòng khi mưa bão đổ bộ vào gây tốc mái hoặc làm hư hại nhà cửa như những cơn bão trước.
Ngoài ra, địa phương còn tổ chức đoàn công tác, phân công lực lượng xuống địa bàn để kiểm tra, đôn đốc theo dõi nắm tình hình công tác phòng chống bão, tổ chức di dời trên 40 hộ dân sống ở các vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở cao về nơi tránh trú an toàn; đảm bảo về tài sản, tính mạng người dân khi mưa bão đổ bộ vào đảo trong đêm tối.
Ngày 9.11, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã về kiểm tra công tác phòng chống bão số 14 tại tỉnh Quảng Ngãi.
Phó thủ tướng hoan nghênh sự năng động của tỉnh Quảng Ngãi trong việc huy động toàn bộ các nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và vùng ven biển tình nguyện tiếp nhận số dân sơ tán.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, tổng số dân cư phải di dời, sơ tán là gần 80.000 hộ dân với hơn 400.000 khẩu ở các xã ven biển, đảo, ở nhà cấp 4, nhà tranh tre tạm bợ, vùng có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở núi, bờ sông, bờ biển, vùng hạ du hồ chứa nước xung yếu. Đến chiều tối 9.11, công tác di dời dân đã hoàn thành.
Quảng Nam, Đà Nẵng: Đổ xô đi mua vật liệu xây dựng gia cố nhà cửa
Trước thông tin cơn bão số 14 (tức bão Hải Yến) có sức tàn phá khủng khiếp khi đổ bộ, người dân Quảng Nam đã đổ xô đến các cửa hàng vật liệu xây dựng để mua đồ về gia cố nhà cửa.
Sáng sớm nay 9.11, hàng trăm người dân tại TP.Tam Kỳ đã đến các cửa hàng trên địa bàn để mua các thiết bị, vật liệu về chằng chống nhà cửa. Mặt hàng bao tải, dây thép, dây cáp, đinh vít bỗng nhiên đắt hàng.
Anh Nguyễn Thanh Thiên (35 tuổi, trú tại P.An Mỹ, TP.Tam Kỳ) cho biết, anh mua 120 m dây cáp với giá 800.000 đồng để về giằng mái nhà.
“Cũng tốn tiền thật, nhưng nghe đài báo bão số 14 giật cấp 17, tôi lo quá nên chỉ chờ trời sáng để đến cửa hàng mua đồ về chống bão ngay”, anh Thiên nói.
Thế nhưng, do lượng người mua tăng đột biến nên đi mua hàng từ khi 6 giờ 30 phút nhưng đến 2 tiếng sau, anh Thiên vẫn chưa đến lượt thanh toán tiền.
Chủ hiệu buôn Phi Cúc (trên đường Phan Chu Trinh, TP.Tam Kỳ) mồ hôi chảy ròng vì khách quá đông, nói: “Mấy cơn bão trước, người mua thưa thớt lắm. Nhưng nghe cơn bão số 14 quá mạnh nên người mua tăng lên. Ngớt khách, tôi cũng phải chằn chống lại quán rồi đi tránh bão”.
Trong khi đó, tại các vùng ven biển như Hội An, Duy Xuyên, Điện Bàn, Núi Thành… người dân cũng đang khẩn trương dùng các bao tải cát để chằng mái nhà.
Cạnh cầu Kỳ Phú (TP.Tam Kỳ), hàng chục người dân kéo đến để xúc đất cát về gia cố mái nhà. Dọc bờ biển Tam Thanh, quán sá đã đóng cửa kín mít, tàu thuyền loại nhỏ đã được ngư dân kéo vào sát khu dân cư.
Trước tối ngày 9.11, hàng ngàn hộ dân sống tại các vùng ven biển như Duy Hải, Duy Nghĩa (H.Duy Xuyên), Tam Thanh (TP.Tam Kỳ), Cửa Đại (Hội An)… sẽ được di dời đến những nơi an toàn.
Tại huyện Tây Giang, chính quyền địa phương cũng đang thực hiện phương án di dời các hộ dân tại xã Dang, Ch’Ơm, A Tiêng… Huyện Nam Giang đã lập sở chỉ huy tiền phương để chỉ đạo việc ứng phó với cơn bão số 14.
Trước những thông tin về sức tàn phá dữ dội của siêu bão Hải Yến, người dân Quảng Nam không chỉ chèn chống nhà cửa để bảo vệ tài sản, mà còn đào cả hầm trú ẩn.
UBND huyện Đông Giang cũng đã có chỉ đạo nghiêm cấm người dân qua lại những khu vực nguy hiểm, dễ bị nước cuốn như: ngầm Dốc Rùa (xã A Ting), cầu Sông Vàng (xã Ba), cầu Lấy - Nà Hoa (xã Tư)…
Gia đình ông Lê, bà Lựu (trú xã Đại Hồng, H.Đại Lộc, Quảng Nam) là một trong những gia đình đã phải sử dụng phương án này để tránh bão.
Ông Lê cho hay, gia đình gồm 5 người sẽ xuống hầm nếu bão mạnh, bởi cảm thấy không yên tâm khi ở trong nhà.
Hầm được ông bà khoét sâu trong lòng đất, trong vườn nhà. Sau đó lấy gỗ và tôn chèn kín, đắp bao ny lon lên trên để tránh mưa bão. 
* Đến trưa 9.11, người dân Đà Nẵng gần như đã chuẩn bị xong phương án để mong giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại khi bão Hải Yến đổ bộ.
Ở các khu chợ trên địa bàn Đà Nẵng, các tiểu thương đã nhanh chóng dọn hàng, nghỉ bán từ rất sớm để chuẩn bị về nhà phòng chống bão. Các cơ quan, xí nghiệp cũng nhận được công văn yêu cầu cho công nhân nghỉ làm trong ngày.
Các mặt hàng như đèn pin, đèn sạc, nến, dây thép, đà gỗ, bao cát... trong tình trạng cháy hàng. Rất nhiều nơi bày những bao cát loại 10 kg ra bán với giá 15.000-20.000 đồng/bao. Dây thép, dây dù ... cũng không dễ để mua được hàng.
Mì tôm, các loại rau, củ, thịt…dù giá có nhỉnh hơn nhưng người dân vẫn giành nhau mua để trữ.
Không chỉ dung bao tải cát để chèn chống mái nhà, người dân còn dung cả những can nhựa chứa nước để chèn chống nhà cửa.
Không khí cấp tập từng giờ, từng phút.
Bình Định:  Vẫn còn 67 tàu (521 người) ngư dân trong vùng nguy hiểm 
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết đến chiều 9.11 vẫn còn 67 tàu (521 người) của ngư dân trong tỉnh nằm trong khu vực nguy hiểm của bão Hai Yến trên biển Đông. Trong đó, khu vực quần đảo Hoàng Sa có 3 tàu/24 người và khu vực quần đảo Trường Sa: 64 tàu/407 người.
Trong ngày 9.11,Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Bình Định đã phân công cán bộ xuống các địa phương, cơ sở kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão Hải Yến, chuẩn bị sơ tán dân, giằng chống nhà cửa, sắp xếp tàu thuyền neo đậu, thu hoạch lúa vụ mùa, bảo đảm an toàn hồ chứa.
Sở Công thương tỉnh Bình Định đã tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm và hàng thiết yếu tại tỉnh và các địa bàn xung yếu: 178 tấn gạo, 63.500 gói mì, 12.450.000 lít xăng dầu, 15.000 chai nước uống....
Trong khi đó, Đại tá Ngô Văn Cải, Lữ đoàn trưởng 146, Vùng 4 Hải quân cho biết: "Theo dự báo, cơn bão sẽ đi qua điểm đảo gần nhất là Song Tử Tây, nên từ chiều ngày hôm qua, bộ đội trên đảo đã giúp ngư dân đưa 64 phương tiện tàu thuyền vào âu tàu neo đậu chặt chẽ, tổ chức đưa toàn bộ 736 ngư dân trên các tàu thuyền này lên Nhà tiếp dân của đảo, để tránh trú bão, không để bất cứ một người nào trên tàu thuyền".
Từ đảo Nam Yết, Trung tá Trần Đình Hòa, Chính trị viên phó đảo Nam Yết gấp gáp: "Hiện tại, khu vực đảo Nam Yết sóng đã lên cấp 6, gió mạnh làm gãy một số cây nhỏ trên đảo!"
Cụ thể hơn, Trung tá Hòa thông tin: Ngay từ khi nhận lệnh từ Bộ tư lệnh Quân chủng, Bộ tư lệnh Vùng 4 và Chỉ huy Lữ đoàn 146, toàn đảo đã tập trung công tác chằng chống nhà của (chèn bao cát, gia cố mái tôn), đặc biệt là việc bảo quản vũ khí khí tài và đảm bảo hầm hào công sự, chèn bao cát không cho nước tràn vào các hố bắn...
Chỉ huy đảo Nam Yết cũng thành lập 2 tổ sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn tàu cá của ngư dân trong khu vực.
Ngoài đảo An Bang, Thiếu tá Bùi Văn Đệ, Chính trị viên đảo cho biết: kế hoạch phòng chống lụt bão đã được xây dựng từ trước, đối với cơn bão Hải Yến này, do dự báo cường độ mạnh, ngay từ hôm qua, toàn đảo đã tập trung vào các công việc chằng chống nhà cửa. Đặc biệt, với hệ thống thông tin liên lạc, cho hạ độ cao và chằng buộc cẩn thận - tiện lợi, vừa đảm bảo an toàn vừa sẵn sàng chiến đấu, phục vụ nhiệm vụ đột xuất". 
Quảng Bình: Lo bão tới, người dân mua lương thực, xăng dầu... dự trữ
Đến trưa 9.11, người dân Quảng Bình tiếp tục nỗ lực chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền tránh bão số 14.
Theo dự báo, mặc dù tâm bão không trực tiếp đổ bộ vào nhưng Quảng Bình vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng nguy hiểm. Đặc biệt, là nơi vừa hứng chịu liên tiếp các trận bão lũ, lốc xoáy lịch sử nên người dân càng đề cao cảnh giác.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online vào sáng 9.11, dù trời hửng nắng nhưng người dân TP.Đồng Hới và các huyện thị vẫn mua bao tải về đổ cát vào để chèn đè mái nhà và dùng dây chằng lại. Người dân cũng đổ ra chợ, quầy hàng mua lương thực thực phẩm, nến, sáp, xăng dầu dự trữ.
Hà Tĩnh: Di dời khẩn cấp 50.000 dân
Ngày 9.11, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn hỏa tốc gửi các cơ quan chức năng liên quan, yêu cầu di dời hơn 14.000 hộ dân với hơn 50.000 nhân khẩu ở khu vực nguy hiểm tới nơi an toàn trước lúc siêu bão Hải Yến vào. 
Người dân ở các khu vực nguy hiểm thuộc diện phải di dời khẩn cấp gồm: Kỳ Anh, Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP.Hà Tĩnh.
Cùng ngày, theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Hà Tĩnh, hiện tại vẫn còn 112 phương tiện với gần 500 thuyền viên hoạt động trên biển, nhưng tất cả những người này đã nắm được thông tin về siêu bão đang đến gần, đang vào nơi trú ẩn an toàn. 
Ngoài ra, trước diễn biến phức tạp của siêu bão Hải Yến, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai nhanh các phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi, thủy điện và các công trình phòng chống lụt bão trên địa bàn.   
Thừa Thiên - Huế: Lo lũ chưa qua, bão tới
Trong buổi họp phòng chống siêu bão Hải Yến (bão số 14), sáng 9.11, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão (PCLB T.Ư) đã đến Thừa Thiên - Huế và thị sát một số vùng xung yếu nằm ven biển đồng thời có cuộc họp khẩn với lãnh đạo tỉnh.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Cao cho hay hiện toàn bộ 1.819 tàu thuyền (có 6 tàu tỉnh bạn) đều đã vào bờ neo đậu tránh bão.
Ông Cao cũng cho biết hiện toàn bộ học sinh trong tỉnh đều đã được cho nghỉ học. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các địa phương cũng như khuyến cáo người dân chuẩn bị lương thực để ứng phó với siêu bão Hải Yến ít nhất trong một tuần.
Ông Cao cho biết tỉnh này vừa hứng chịu những ngày mưa thượng nguồn lớn đã gây ngập lũ ở vùng hạ du, vừa bão vừa lũ nên nhiều khó khăn đang thách thức khiến công tác phòng chống bão lũ hết sức cam go.
Hiện tất cả các lực lượng quân đội, bộ đội biên phòng, công an, y tế… đều đã sẵn sàng ứng phó cả trước, trong và sau bão, lũ.
Cũng tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết dự báo từ 4 giờ sáng, chậm nhất là 10 giờ ngày 10.11, bão vào đất liền, vùng tâm bão là Quảng Ngãi đến Thừa Thiên -Huế.
Ngoài sức gió mạnh chưa từng thấy, siêu bão Hải Yến cũng sẽ làm nước biển dâng cao 4 - 6 mét, sóng có thể cao đến 10 mét vì thế ngoài công tác sơ tán dân, tỉnh cần hết sức đề phòng trong việc neo đậu tàu thuyền, làm sao giảm thiệt hại thấp nhất.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, người dân tại nhiều vùng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên - Huế khá chủ động và cảnh giác cao độ đối với siêu bão số 14.
Dọc các tuyến ven biển, đi đâu cũng gặp cảnh người dân chằng níu nhà cửa. Một số nhà dân tại thị trấn Thuận An đã chủ động tháo dỡ mái nhà lợp tôn của mình đi sang nhà khác trú bão để giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo an toàn.
Bà Trần Thị Lường (thị trấn Thuận An, H.Phú Vang), dù đã ở tuổi 72 nhưng cũng bắc thang trèo lên mái nhà lợp tôn của mình dùng từng sợi thép nhỏ gia cố mái.
Người dân trong thôn cho biết, bà Lường có một người con trai duy nhất nhưng đang dưỡng bệnh tại nước bạn Lào sau một vụ tai nạn. Bà Lường phải sống đơn độc một mình nhiều năm nay.
Phú Yên: Quân đội giúp dân làm kè chống bão
Sáng 9.11, tỉnh Phú Yên đã huy động hơn 30 cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn bộ binh 85 thuộc Trung đoàn 888 của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh giúp dân làm kè chắn sóng ở vùng biển xóm Rớ, phường Phú Đông, TP.Tuy Hòa để phóng chống siêu bão Hải Yến (bão số 14).
Lực lượng này phối hợp với người dân, các cơ quan chức năng cùng 3 máy múc xây dựng kè bằng đá chắn sóng.
Hiện thời tiết tại Phú Yên chưa có gì bất thường nhưng người dân vẫn chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền tại nơi an toàn để đối phó với siêu bão Hải Yến.
THANH NIÊN ONLINE

Mùa hoa súng đẹp rực rỡ trên suối Yến

Vào dịp này, khách đi vãn cảnh chùa Hương (Hà Nội) có thể bắt gặp những bông hoa súng hồng rực rỡ trên nền trời trong nước xanh thẳm.


hoa súng, suối Yến, chùa Hương
Suối Yến thuộc huyện Mỹ Đức (Hà Nội) là nơi có nhiều hoa súng 
và nở đẹp.
hoa súng, suối Yến, chùa Hương
Tháng 9, 10 và 11 hoa nở đầy trên mặt suối.
hoa súng, suối Yến, chùa Hương
Du khách có thể du ngoạn ngắm cảnh trong làn nắng nhẹ, thanh bình.
hoa súng, suối Yến, chùa Hương
Các loài súng bao gồm hai thể loại chính gồm súng chịu rét và
 súng nhiệt đới.
hoa súng, suối Yến, chùa Hương
Các loài súng chịu rét chỉ nở hoa vào ban ngày còn các loài súng nhiệt đới có thể nở hoa vào ban ngày hoặc ban đêm.
hoa súng, suối Yến, chùa Hương
Đối với một số nền văn hóa phương Tây thì nó là loài hoa này là biểu tượng của những người sinh vào tháng 7.
hoa súng, suối Yến, chùa Hương
Khi tia nắng chiếu vào, hoa súng hiện lên với một nét đẹp lạ so với nhiều loài khác.
hoa súng, suối Yến, chùa Hương
Loài hoa này thường nhô lên từ khoảng 10 đến trên 20cm, lá nằm xếp hàng mặt nước.
hoa súng, suối Yến, chùa Hương
Hoa súng chỉ sinh sống được ở các khu vực ao, hồ và đầm lầy.
hoa súng, suối Yến, chùa Hương
Hai cây hoa cảnh mọc dưới nước thường được ưa thích là hoa sen và hoa súng. Hoa súng tuy không được yêu thích bằng hoa sen nhưng là hoa bình dân, đa dạng hơn hoa sen.
(Theo Tri thức)

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

> Hơn 1 tỷ đồng cho 1 nhà vệ sinh công cộng: Thực hư ra sao?


Dự án 14 nhà vệ sinh công cộng với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng. Toàn bộ chi phí lấy từ tiền ngân sách của Thành phố Hà Nội đang gây nhiều tranh cãi. Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội cho rằng, dư luận không hiểu gì về xây dựng lên mới ầm ĩ như vậy.

Ban này cũng gửi kèm báo giá thiết bị của Công ty TNHH cơ điện lạnh Hoàng Gia. Theo đó, doanh nghiệp này chào giá loại nhà vệ sinh 4 buồng bằng thép kích thước 2,2 x 7,5 x 3 mét, diện tích lắp đặt 22 m2, có bể nước, bể xử lý chất thải, chậu rửa, gương, vòi xịt, đèn chiếu sáng, tủ điều khiển…. với giá 1,050 tỷ đồng, chưa có thuế VAT. Bên cạnh đó, loại nhà vệ sinh 2 buồng cũng được doanh nghiệp này chào giá 675 triệu đồng.

Toàn cảnh nhà sư đánh người, dỡ tượng phật, thờ tượng chính mình


Hàng trăm người dân xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) vô cùng bức xúc trước những việc làm trái với các quy định pháp luật về tôn giáo của trụ trì Thích Minh Phượng.
Khi phát hiện vụ việc, người dân và chính quyền đã tỏ rõ thái độ bức xúc và không chấp thuận việc đưa bức tượng này vào chùa Chàng Sơn. Người dân sau đó đã bê bức tượng này ra giữa chợ để mọi người chứng kiến”.

Sự việc xảy ra khiến bà con sống xung quanh hiện trường vô cùng bức xúc, đến thăm hỏi tôi (ở bệnh viện) và cho biết điều thực sự đáng buồn hơn nữa. Người đánh tôi lại là một nhà tu hành. Tìm hiểu ra tối mới biết chính là ông Nguyễn Xuân Long (tức Thích Minh Phượng) đang trụ trì tại chùa Chân Long Tự, thôn 4, xã Chàng Sơn, đúng nơi ở của bố đẻ của tôi. Thấy vậy bố tôi rất bức xúc, vì trụ trì này từng gây nhiều chuyện với nhân dân.

Vụ tù oan 10 năm: Kẻ giết người khai gì?

Suốt quá trình bỏ trốn, Lý Nguyễn Chung không phút nào yên. Cứ chợp mắt, hình ảnh người phụ nữ mình đầy máu me lại len lỏi vào đầu óc hắn. Chỉ đến khi ra đầu thú hắn mới thấy nhẹ nhõm phần nào. Chung nói với kiểm sát viên: “Trước đây lúc nào em cũng cảm giác đang đeo vật gì đó nặng hàng tấn trên người. Giờ em đã trút được 900 cân rồi. Biết thế này, em ra đầu thú sớm hơn”.

> Quốc hội nên lập một ban chuyên giải quyết các vụ án oan


"Cấp địa phương giải quyết sai, khiếu nại, kêu oan nhiều lần không được. Nếu đưa lên cấp trên lại bảo vượt cấp thẩm quyền, rồi chuyển lại hồ sơ về địa phương".

*Ai nghe thấu tiếng trống kêu oan của người dân vô tội?

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Non kém nghiệp vụ hay thiếu đạo đức nghề nghiệp?

Một nhà báo bẻ cong ngòi bút, gián tiếp gây ra một trong những vụ án oan sai lớn nhất nước Việt Nam?
Khi đọc những câu từ trong bài viết của nhà báo Nguyên Vũ – PL&XH, mọi người mới cảm thấy kiểu thêm bớt tình huống, bẻ cong sự thật, mất hết nhân tính, lương tri của người làm báo. Nhưng cái chính là cơ quan chủ quản, mà đã đăng tải bài này lại thờ ơ, thiếu trách nhiệm, bàng quang trước sự việc, khi thông tin không chính xác, thì nhanh chóng xóa bài, ung dung, tự tại trước lỗi đau của người hàm oan. Những kẻ đó liệu có còn chút lương chi? Sao đến bây giờ chưa mở một lời xin lỗi tới nạn nhân ? Đời có luật nhân quả, rồi họ sẽ được sống yên với chính bản án lương tâm ?