Theo nghị định số 36/2012/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 18-4-2012 “Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ” thì “số lượng thứ trưởng ở mỗi bộ không quá bốn người. Đối với bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng thứ trưởng có thể nhiều hơn bốn người do Thủ tướng Chính phủ quyết định”.
Tuy nhiên, số lượng Thứ trưởng ở các Bộ hiện đang ở con số "khủng", lớn hơn quy định rất nhiều đang là điều đáng bàn.
Điểm qua con số khủng ở các Bộ...
Dẫn đầu con số khủng này là Bộ Tài chính có tới...9 Thứ trưởng (vượt xa quy định và suy nghĩ thông thường của người dân). Chắc có lẽ đây là bộ lớn nhất, quan trong nhất vì liên quan tới cơm áo gạo tiền, số lượng công việc nhiều nhất, đau đầu nhất và số cán bộ nhân viên nhiều nhất???.
Có bốn bộ có bảy thứ trưởng là Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Chính phủ.
Bộ có sáu thứ trưởng chiếm số lượng nhiều hơn cả gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Bộ Tài nguyên - môi trường, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước VN.
Các bộ có năm thứ trưởng gồm: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thông tin - truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục - đào tạo, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Bộ Kế hoạch - đầu tư, Bộ Công thương.
Chỉ Bộ Khoa học- Công nghệ có 4 Thứ trưởng là theo đúng quy định.
Tại một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước phát biểu:
“Quy định là bộ không quá bốn thứ trưởng, nhưng tôi đếm qua danh bạ điện thoại thì thấy có bộ 11 thứ trưởng. Cấp tổng cục cũng quy định không quá bốn, nhưng có tổng cục tôi được biết có chục anh phó. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ gác cổng cho Chính phủ như thế nào?”.
Tuy nhiên, ông Ksor Phước cũng đã đính chính lại thông tin về Bộ có 11 Thứ trưởng với báo chí, ông cho biết: “Bộ có 11 thứ trưởng là tôi tra danh bạ điện thoại vào cuối năm ngoái, lúc ấy bộ này có thể có thứ trưởng sắp về hưu. Tuy nhiên, việc phần lớn các bộ có số thứ trưởng vượt trần là điều đáng suy nghĩ”.
...Và các Tập đoàn Nhà nước
Tập đoàn Nhà nước từ lâu đã được biết đến với nhiều căn bệnh, chẳng hạn như: sự độc quyền, làm ăn kém hiệu quả, vứt tiền qua của sổ, tiêu tiền chùa, bộ máy phình ra...nhưng về bộ máy lãnh đạo khủng thì có thể nhiều người chưa biết tới và nếu kể ra đây thì thật đáng giật mình!
Ngoài bộ máy quản lý và điều hành cao nhất là Hội đồng thành viên (khoảng trên dưới chục người) thì thống kê sơ bộ, nhiều Tập đoàn Nhà nước có bộ máy Ban Tổng Giám đốc (Ban lãnh đạo và điều hành gồm có Tổng GĐ và các Phó Tổng GĐ) khủng với con số lên tới ngót nghét chục người, một con số đáng kinh ngạc và không thể ngờ tới.
Dẫn đầu con số này là Tập đoàn dầu khí Quốc gia VN (Petro Vietnam) tới 9 Phó Tổng GĐ.
Tiếp đến Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản VN (Vinacomin), Tập đoàn Bảo Việt (Baoviet) với 8 Phó Tổng.
Chỉ thua có một người là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT): 7 Phó Tổng.
“Đơn giản” hơn như Tập đoàn Cao su (Rubbergroup) cũng có tới 6 Phó Tổng; Tập đoàn Hóa chất (Vinachem) khiêm tốn hơn với 4 Phó.
Các Tổng Công ty Nhà nước bộ máy lãnh đạo cũng mọc ra như nấm, đơn cử như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam hay như Tổng Công ty Sông Đà, mỗi đơn vị có 7 Phó Tổng GĐ.
Trong khi các Tập đoàn, công ty tư nhân thì ngoài Tổng GĐ ra, mỗi đơn vị thông thường chỉ có khoảng 1-3 Phó tổng. Bộ máy này thật gọn nhẹ vì họ phải tự lo trả lương.
Vậy những con số các “Phó” và “Thứ” kia nói lên điều gì?
Trước hết, liệu có phải vì số lượng công việc quá nhiều, quá nặng nề và áp lực lớn nên cần phải có nhiều lãnh đạo mới có thể giải quyết được lượng công việc quá lớn này?
Hay do phải có nhiều lãnh đạo thì ngành đó, tập đoàn đó mới hoành tráng; mới đáng nể? Nhiều lãnh đạo mới đủ sức lãnh đạo một bộ máy công chức khổng lồ có tới 30% là trong diện dư thừa?
Nếu không phải vậy thì đó là xu hướng phình ra của một bộ máy quản lý lãnh đạo cồng kềnh mà hiệu quả thì kém; giải quyết công việc chậm chạp; tồn đọng, chất lượng công việc chưa cao mà chúng ta thấy rất rõ.
Phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cần phải rà soát và xây dựng được bộ khung chuẩn về cơ cấu, tổ chức, bộ máy của các cơ quan, đơn vị. “Nếu làm sai quy định phải xử lý, còn nếu quy định chưa phù hợp cũng phải xem lại”.
Sai quy định- xử lý hay xem lại cho phù hợp?
Nếu sai quy định thì trách nhiệm của Bộ Nội vụ gác cổng cho Chính phủ xử lý như thế nào?
Còn nếu quy định chưa phù hợp thì cần nghiên cứu cho phù hợp.
Tuy nhiên, nhìn từ tầm bộ máy vĩ mô, từ Bộ, ngành, Tập đoàn Nhà nước, các con số đáng giật mình nêu trên đã cho thấy một sự bất cập.
Xem ra bài toán cải cách bộ máy hành chính còn rất nan giải.
Tham khảo website của Bộ Tài chính (Bộ trưởng và 9 thứ trưởng)
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
|
Quê Nhà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét