Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Vịt quay Bắc Kinh- 
trăm nghe không bằng một…thử

Quê nhà 
Nói đến ẩm thực Trung Quốc, nhiều người biết đến món vịt quay Bắc Kinh danh bất hư truyền. Vịt quay Bắc Kinh có mặt nhiều nước trên thế giới, kể cả ở Việt Nam, tuy nhiên thưởng thức món ăn này tại quê hương của nó mới là một tận hưởng thú vị.

Người Trung Quốc có câu "lễ nhạc văn hóa thủy vu thực", có thể hiểu là "văn hóa lễ nhạc đều bắt đầu bởi cái ăn". Còn người Việt Nam thường hay nhắc đến câu: “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” để nói về một “cái nhất” của thế giới ở Trung Quốc. Nói về “cái nhất” này, hãy bắt đầu từ vịt quay Bắc Kinh.

Theo sử sách, món vịt quay Bắc Kinh là đặc sản nổi tiếng có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Trung Quốc, đặc biệt là ở Bắc Kinh, có từ thời nhà Nguyên (1261 - 1368). Đến đầu thế kỷ XV, món ăn đã nổi tiếng và được các vua chúa nhà Minh ưa thích. Món ăn này phải tuân theo một quy tắc rất chặt chẽ và công đoạn cầu kỳ. Trước khi quay, vịt phải được ướp với đường, tương hải sản. Trộn tất cả gia vị gồm đường, muối, hạt nêm, bột sa khương, bột gừng, ngũ vị hương, tỏi và hành tím phi thơm, nước tương, rượu trắng được nhồi vào lỗ nhỏ ở phao câu rồi ướp khoảng năm phút trước khi vào luộc sơ. Để lớp da vịt quay giòn tan, đầu bếp dùng giấm trắng, gạo lên men, mạch nha thoa đều lên khắp mình vịt, sau đó hong khô khoảng 30 phút hoặc cho vào lò nướng 15 phút. Vịt được xiên vào thanh sắt nóng rồi được rưới dầu sôi ở khoảng 700 độ C cho đến khi lớp da vàng nâu óng ánh để có được món vịt quay đặc trưng da mỏng, giòn mềm, óng ánh màu cánh gián.

Lý thuyết là thế nhưng làm ra món ăn danh bất hư truyền này, chỉ có hai hệ thống nhà hàng nổi tiếng bậc nhất là Toàn Dụ Đức (Bắc Kinh) và Yến Vân Lâu (Thượng Hải).

Nhà hàng Toàn Dụ Đức tọa lạc tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh nổi tiếng hàng trăm năm. Quan sát tại nhà hàng Toàn Dụ Đức, người ta thấy vịt quay Bắc Kinh không chỉ được chế biến với quy trình đặc biệt, từ chọn lựa nguyên liệu vịt, gia vị đến công đoạn nướng mà ngay đến cung cách phục vụ cũng mang nét rất riêng. Vịt quay xong thơm béo, được đầu bếp mang ra cắt ngay tại bàn, trình bày bắt mắt. Khách thưởng thức từng lát thịt thơm ngọt, giòn mềm để cảm nhận sự khoái ẩm đến lạ lùng. Các nhà nghiên cứu cho biết, món ăn được yêu thích này còn này còn có tác dụng làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim; loại gạo lên men có màu đỏ dùng để nhuộm màu cho món vịt quay hiệu quả hơn cả nhóm thuốc làm giảm cholesterol trong máu.

Các chính khách trên thế giới khi đến Trung Quốc luôn được giới thiệu và thưởng thức vịt quay Bắc Kinh ở Toàn Dụ Đức. Nhiều khách Việt Nam sang thủ đô Bắc Kinh cũng đã đến đây. Trong lưu bút tại nhà hàng có nhiều nguyên thủ quốc gia, những người nổi tiếng, trong đó có Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình của Việt Nam. Điều đó cho thấy món ẩm thực này thật xứng đáng là quốc hồn của người Trung Hoa và Toàn Dụ Đức là một địa chỉ xứng đáng được ca ngợi.


Nhà hàng Toàn Dụ Đức lộng lẫy ở Bắc Kinh


Vẻ sang trọng của Toàn Dụ Đức 


Đầu bếp đang biểu diễn tại bàn


Món ăn thật hấp dẫn



Nhiều chính khách, nhân vật nổi tiếng thế giới đã tới đây


Lưu bút của Phó chủ tịch nước VN Nguyễn Thị Bình 

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Nơi cao nguyên lộng gió!


Quê nhà  
Bạn hãy một lần đến với vùng cao lộng gió để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp và hít thở không khí trong lành, bỏ dưới chân mình những lo toan ưu phiền của cuộc sống.

Cảm ơn NSNA Trần Cao Bảo Long đã cho ra đời món quà tinh thần tuyệt vời này.









Mục sở thị cổ thụ quý 500 tuổi

Quê nhà 

Tiếng lành đồn xa, nhiều người đã cất công đến thôn Dương Phạm, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên ( Nam Định) để “mục sở thị” cây dã hương khổng lồ, kể cả về cả tuổi đời. 

Theo lời các bậc cao niên tại đây, cây dã hương này đã được trên 500 năm tuổi vào thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Cây dã hương ở thôn Dương Phạm toạ lạc ngay sau ngôi miếu thờ Đức chúa Hoàng cô đô tư phán sứ hầu (còn gọi là Miếu Nhà Bà), có đường kính gốc 11 mét, cao khoảng 25- 30 mét, cành cây to xù xì, tán lá sum xuê vươn rộng cả một vùng; đặc biệt có bộ rễ nổi kỳ dị độc đáo, trong đó có 2 rễ lùa ôm vào hậu chẩm ngôi miếu trông như hai cánh tay. Trên thân có cây sanh sống cộng sinh quấn lấy một phần thân cây rất độc đáo.

Trên thế giới đến nay ngoài một cây ở châu Phi vừa mới bị chết, chỉ sót lại 2 cây dã hương cổ thụ quý hiếm tại Việt Nam. Một cây ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã được vua Cảnh Hưng (1740 - 1786) ban sắc phong là Quốc chúa đô mộc Dã đại vương (tức cây dã lớn nhất nước) và từng được ghi tên, in ảnh vào từ điển La Rousse của Pháp và cây dã hương ở thôn Dương Phạm này.

Cây dã hương thuộc loài long não là một loại cây quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ thế giới. Các bộ phận của cây có chứa tinh dầu, rễ cây có chứa safrol là thành phần rất có giá trị dùng trong chế biến thực phẩm và mỹ phẩm.

Cây khổng lồ nhưng có thể bị “đầu hàng” trước những hiểm họa của “sát thủ” siêu nhỏ. Đó là nguy cơ phải đối mặt trước loài sâu mối hoành hành, đặc biệt dưới gốc cây và nhiều cành đã bị mục ruỗng. Người dân Yên Ninh luôn cố gắng hết sức mình để bảo vệ cây nhưng như thế vẫn chưa đủ. Các tổ chức chính quyền, các nhà khoa học và những người yêu quý thiên nhiên hãy có biện pháp chung tay bảo vệ cây để giữ gìn một di sản quý giá cho đời sau.

Cây uy nghi trước một vùng trời


Cây dã hương trên 500 năm tuổi


Gốc cây thường xuyên bị đe dọa bởi sự xâm hại

Những hậu duệ sinh ra tại thôn Dương Phạm

Nhói lòng ca sĩ nhí hát kiếm tiền "xây nhà cho mẹ"

Quê nhà 
Trong 3 ca sĩ nhí vào đêm chung kết, khán giả không biết nhiều về gia đình Ngọc Duy, nhưng Quang Anh và Phương Mỹ Chi thì gia đình đều rất hoàn cảnh. Hai em đều chung tâm trạng: nếu có tiền thưởng thì em sẽ mua nhà.
Giọng hát Việt Nhí vừa khép lại với quán quân thuộc về Quang Anh.Cuộc thi đã tôn vinh tài năng nhí trong lĩnh vực ca hát để hướng tới một tương lai cho âm nhạc Việt. Ý nghĩa tốt đẹp của cuộc thi, tài năng của các em không còn gì phải bàn cãi, song ở một góc độ khác, phía sau ánh hào quang ấy chúng ta là những khán giả và các bậc làm cha mẹ không khỏi có những trăn trở.
Trong 3 ca sĩ nhí vào đêm chung kết, khán giả không biết nhiều về gia đình Ngọc Duy, nhưng Quang Anh và Phương Mỹ Chi thì gia đình đều khó khăn. Trong khi Ngọc Duy chia sẻ nếu có tiền thưởng bé sẽ chiêu đãi mọi người và đơn giản là mua một chú cún con thì Quang Anh và Phương Mỹ Chi đều chung tâm trạng: nếu có tiền thưởng thì em sẽ mua nhà, xây nhà cho mẹ.
Phương Mỹ Chi sống trong ngôi nhà nhiều thế hệ rất đông người, gia đình em ở trong căn phòng chỉ khoảng 20 m2. Em tâm sự lý do đến với cuộc thi là muốn giúp gia đình bớt khó khăn, rồi sau đó mới đến thử sức mình, thể hiện đam mê. Khi được hỏi nếu đoạt quán quân em sẽ làm gì? Phương Mỹ Chi trả lời như đã lập trình sẵn: Em sẽ mua nhà cho mẹ. Phương Mỹ Chi cũng từng chia sẻ: Em sẽ cố gắng đi hát để kiếm tiền mua nhà cho mẹ.
Còn gia đình Quang Anh cũng khó khăn. Khác hẳn với những cô cậu ca sĩ có thuận lợi được sống trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, Quang Anh thì ngược lại. Khán giả xúc động đến rơi nước mắt và rất bất ngờ khi VTV đưa hình mẹ Quang Anh bên chiếc xe rác.
Và cũng giống hệt Phương Mỹ Chi, Quang Anh cũng đau đáu nghĩ đến chuyện xây nhà cho mẹ. Sau khi đăng quang, Quang Anh cũng nói ngay kế hoạch đã lập trình sẵn trong đầu của mình là: "Mẹ ơi con muốn mang tiền về để xây nhà cho mẹ", đó có lẽ là câu em muốn nói nhất.
7-1378703969.jpg
Từ trái sang phải: Ngọc Duy, Phương Mỹ Chi và quán quân Quang Anh. Ảnh Tường Huy.
Có thi thì có thắng, có thua. Cả ba em đều tài giỏi, đều xứng đáng với ngôi vị số 1, nhưng ngôi vị đó thì chỉ có một. Thắng thì vui, thua thì khóc hết nước mắt. Áp lực đè nặng trong lòng tuổi thơ hồn nhiên, đến độ nhạc sỹ Hồ Hoài Anh cũng thấu hiểu và thốt lên ước mong của mình là mong format của chương trình không có người chiến thắng để không ai phải rơi lệ vì tiếc nuối hay thất vọng, vì đó là những thí sinh còn ngây thơ, trong sáng.
Quang Anh chỉ hơn Phương Mỹ Chi một con số rất nhỏ: 2% số phiếu bình chọn.
Tôi không phủ nhận cuộc thi là sân chơi bổ ích nhưng để theo đuổi nó các thí sinh và gia đình cần có một sự quyết tâm về nhiều mặt. Đằng sau nó có nhiều câu chuyện gây sốt như chuyện những ông bố, bà mẹ chỉ vì thương con nên dù "đường xa quá dài, rồi ta mệt nhoài", ngân khố bị ngốn hàng chục triệu đồng nhưng vẫn quyết tâm cho con thỏa niềm đam mê.
Những gì mà các bé đạt được là hoàn toàn xứng đáng. Nhưng theo quan niệm của người Á Đông, xây nhà là một việc lớn của đời người, một việc của đàn ông. Vậy mà ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới mà các em đã nghĩ đến chuyện xây nhà cho mẹ thì quả thật đáng khâm phục vì sự hiếu thuận. Nhưng sự hiếu thuận đó gợi lên cho các bậc cha mẹ những suy nghĩ nhói lòng khi chuyện xây nhà lại được thốt ra từ miệng con trẻ.


Ngọc xanh Cù Lao Chàm


Quê nhà
Một ngày đẹp trời, trong chuyến du lịch Hội An, Quê Nhà có một hành trình về thăm đảo Cù Lao Chàm mà mới nghe tên gọi đã gợi sự giản dị, thân thương.



Bãi biển thơ mộng, môi trường xanh sạch luôn được gìn giữ



Tàu chuẩn bị nhổ neo khi bình minh lên


Xa xa, Cù Lao Chàm trù phú trong buổi sáng mưa bay


Chuẩn bị cập bãi tắm xinh đẹp


Hầu như chuyến tàu nào cúng có khách quốc tế


Người khách này mất cả hai chân nhưng vẫn hứng thú với Cù Lao Chàm


Nằm cách biển Cửa Đại 15 km, Cù Lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam gồm 8 đảo trải dài theo cánh cung xanh mướt: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông, dân số khoảng 3.000 người. Cù Lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An với nhiều di tích thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm pa, Đại Việt. Nơi đây lưu dấu nhiều công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.

Cù Lao Chàm được thiên nhiên ưu ái cho khí hậu mát mẻ quanh năm, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào, các rặng san hô được đưa vào danh sách bảo vệ. Tháng 10/2003, khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm đưwcj thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo. Với 1.549 ha rừng tự nhiên và 6.716 ha mặt nước, Cù Lao Chàm đã mang trong mình một sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú, Khu bảo tồn Cù Lao Chàm là nơi sinh sống của hàng trăm loài cá, sinh vật nhuyễn thể, các rạn san hô, các thảm rong, cỏ biển và các loài hải sản có giá trị cao sinh sống.Các loài sinh vật đáy lớn bao gồm các loài thân mềm, loài giáp xác, động vật da gai và các loài giun nhiều tơ với mật độ trung bình 259 cá thể /400m2. Không chỉ có thế, nơi đây còn có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam.

Sau 20 phút từ biển Cửa Đại trên chiếc xuồng máy, du khách có thể đặt chân lên đảo. Sau khi đi bộ ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng 200 năm tuổi, du khách lại lên xuồng máy để đến nơi sinh sống của những rặng san hô. Du khách mặc áo lặn và lặn xuống vài mét để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bông hoa san hô đang nở rộ với rất nhiều màu sắc hấp dẫn. Đó là những nét rất độc đáo của du lịch lặn biển xem san hô mà không đâu có được.

Du khách cũng có được đặt chân lên bãi tắm hoang sơ với biển xanh, cát trắng và tận hưởng những giờ phút thư giãn và thưởng thức những đặc sản của biển Cù lao, trong đó có món tôm hùm nướng. Nhiều du khách đến đây đều không quên mang những món quà của biển về với đất liền, với người thân ở rất xa.


Du khách tranh thủ tắm biển



Lặn biển ngắm san hô


Những món quà biển


Chuẩn bị về với đất liền sau một ngày trên đảo

 Hiện nay, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm thu hút gần 2 vạn khách du lịch mỗi năm, khách nước ngoài đến đây ngày càng nhiều. Có du khách đến Cù Lao Chàm đã nghỉ lại một đêm mà không đau khác là nagy tại nhà dân trên đảo. Điều thu hút du khách của Cù Lao Chàm chính là sự hoang sơ của biển cả, sự cổ xưa của nền văn hoá và sự thân thiện, chất phác của người dân trên đảo. Thêm vào nữa, Cù Lao Chàm đang hướng đến môi trường sạch đẹp để trở thành một hòn đảo xanh. Mọi người dân đều nỗ lực và có ý thức bảo vệ hòn đảo quê hương bằng những việc làm thiết thực như: Thu gom rác thải gọn gàng, nói không với túi ni lon... mà không phải ở đâu cũng làm được.

Cù Lao Chàm được Unesco xem xét công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam. Ai đã đến đây đều có chung một ấn tượng yêu mến và mong rằng Cù Lao Chàm mãi là Ngọc xanh của Hội An.

QUÊ NHÀ
Hạ Long như trong mơ


Quê nhà


Vịnh Hạ Long nhiều lần vươn lên vị trí số 1 trong top bầu chọn


Khách vào bến tàu


Đi thuyền thăm Vịnh


Thư giãn trên tàu du lịch tiện nghi


Một điểm du lịch hấp dẫn khách nước ngoài


Hang đầu gỗ kỳ ảo

Bãi tắm Titop


Chiều xuống


Đêm trăng thanh, gió mát

Hạ Long hè 2010




Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Thu Hà Nội nồng nàn hương hoa sữa


 Hà Nội ngày thu tháng 9, lá vẫn chưa vàng, chỉ có mùi hoa sữa đang êm đềm rụng xuống...

 Hoa sữa… mùa lá rụng 1

Hà Nội. Tháng 9. Mùa thu…

Hương hoa sữa bất chợt trầm mặc, ùa ã trên từng con phố. Nhắm mắt lại vẫn thấy mùi hương len lỏi đâu đây. Ký ức chôn vùi chẳng ngăn được mùa thu. Nỗi nhớ thương chẳng giấu được mùi hoa sữa.

Tôi thích gọi mùa thu là "fall", mùa lá rụng, theo cách gọi của dân Mỹ. Nghe đã thấy thật… mềm lòng. Mùa thu, mùa lãng đãng nhất trong năm xứng đáng để người ta thả mình vào sâu trong cảm xúc.

Hà Nội ngày thu tháng 9, lá vẫn chưa vàng, chỉ có mùi hoa sữa đang miệt mài và êm đềm rụng xuống, khiến cho người ta chỉ muốn nhắm mắt và ngã vào đâu đó thật êm.

Ngã vào đâu? Những ngày Hà Nội khe khẽ chớm thu, tôi thích ngồi một mình ở quán cafe cheo leo bé xíu nhìn ra một góc hồ Gươm, ngắm những mảng lá lộc vừng đang dè dặt chuyển mình sang sắc vàng nhàn nhạt.

Đôi khi, đi bộ dăm ba bước từ Đinh Lễ ra sát mép hồ cũng cảm nhận được tầng tầng khí lạnh nhẹ nhàng tản lên từ mặt nước, thấm vào lớp áo cardigan mỏng mảnh. Bất giác, bàn tay bỗng thèm được nắm chặt tay ai…


Hoa sữa… mùa lá rụng 2 


Bạn tôi bảo: "Nhớ mùa thu Hà Nội, muốn trở về đón mùi hoa sữa". Tôi chỉ hỏi: "Bạn có đang vui không? Nếu cô đơn, đừng tới Hà Nội vào những ngày hoa sữa trổ bông". Mùi hương ấy vốn dĩ có lẽ không buồn, nhưng ai bảo hương buông vào mùa lá rụng, mùa mà cây đàn ghita có lẽ chỉ tình tang những nốt thật trầm.
Có lẽ vì tôi thích gọi mùa thu là “fall”, nên chẳng ngăn được trái tim mình đến độ lại buông chùng vài nhịp. Trong những ngày mà chiếc lá rơi cũng “tình” đến lạ, mùi hoa sữa luẩn quẩn trong đêm huyền hoặc dễ làm người ta “sa ngã” lắm.
Hà Nội chẳng độc quyền hương hoa ấy, nhưng mỗi lần ngửi thấy nó ở bất kỳ thành phố nào, tôi cũng chỉ bất giác nhớ về Hà Nội, nhớ đến đường Hoàng Diệu, Nguyễn Du, đường Trần Hưng Đạo, nhớ đêm Hà Nội và một người đã từng ru tôi say những buổi đêm ở nơi đây…


 
Ai bảo mùa thu là mùa dịu dàng nhất, nó là mùa dữ dội nhất mới phải. Bởi chỉ mùa thu thì mới có hoa sữa, và nguy hiểm hơn, mùi hương có tác dụng gọi nỗi nhớ...

Dường như chỉ ở Hà Nội mới có hương hoa sữa đậm đặc đến nhường ấy, đậm đặc đến độ chuếnh choáng say. Đôi khi bảng lảng, rồi đôi khi xộc thẳng vào mũi, vào tâm hồn ta khiến trái tim bối rối chẳng kịp phòng bị. Đi giữa mùa thu, tôi vẫn đùa rằng mình bị mùi hoa “giăng lưới”.

Có những khoảnh khắc chẳng biết không gian này là thực hay là ảo, đêm đang trôi là đêm nay hay ngưng đọng ở một tầng thời gian nào khác.
Có khi, chẳng trông thấy sắc trắng xanh nào ngan ngát ven đường mà vẫn cảm thấy một mùi hương đang len lên nhè nhẹ. Là mùi hoa trong ký ức của tôi, ẩn sâu trong lồng ngực chỉ đợi mùa về là bung ra thật khẽ.

Ai bảo mùa thu là mùa dịu dàng nhất, nó là mùa dữ dội nhất mới phải. Bởi chỉ mùa thu thì mới có hoa sữa, và nguy hiểm hơn, mùi hương có tác dụng gọi nỗi nhớ. Nhớ mùi nước hoa của ai đó còn vương trên gối đã nguy hiểm, nhớ mùi của cả một mùa dài thì khó bình yên được lắm.

Hương hoa mùa lá rụng. Ký ức xây nên hương thu hay mùi hoa vun thành kỷ niệm. Thấp thoáng trong mùi hoa, là mùi lá vàng chưa kịp úa, mùi mưa trong veo rất ngọt và mùi nắng thơm dìu dịu. Một thứ mùi rất “tình” ẩn trong một mùa lá rất “tình”. Vậy nên những người trót vô tình bước qua cuộc đời nhau, thường e ngại mùa thu.

Nhưng… mùa thu nào có lỗi gì, mùi hoa sữa dù nhẹ nhàng hay bẳn gắt cũng chẳng có lỗi gì nếu một sớm mai bạn tỉnh dậy và ao ước mùa hè ơi, ở lại đừng đi…
Blog của May

Ngày mai, miền bắc hết lạnh 

Sau đợt không khí lạnh kéo dài hết tối nay, từ sáng mai nền nhiệt độ miền Bắc sẽ tăng lên, mưa ngớt dần. Trong khi đó, trên biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới.

Nền nhiệt độ miền Bắc tăng vào ngày mai (27/9). Ảnh: Quang Xuan.
Nền nhiệt độ miền Bắc tăng vào ngày mai (27/9). Ảnh minh họa: Quang Xuân.
Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn cho biết, ngày mai nhiệt độ miền Bắc ở mức 26-28 độ C, cuối tuần nhiệt độ có thể lên tới 30-33 độ C.
Hôm nay, không khí lạnh ảnh hưởng đến nhiều địa phương Bắc Bộ và một số nơi Bắc Trung Bộ, trời mưa to. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc nhiệt độ giảm mạnh. Sáng nay, Sa Pa (Lào Cai) nhiệt độ xuống mức 13,1 độ C; Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 13 độ C. 
Trên biển Đông đang xuất hiện vùng áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Chiều nay, tâm áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 690 km về phía đông đông nam, sức gió tối đa 61 km/h (cấp 7). 

Những người sợ...thẻ ngân hàng


Quê nhà

Câu chuyện về cái thẻ visa , master nhỏ bé nhưng dường như vẫn rất "thời sự" khi mà ngày càng có nhiều người "vỡ lở" khi trở thành nạn nhân của nó.

Chị Hoa, một người có con đi du học cho biết: Vì có nhu cầu gửi tiền, tiêu tiền do con chị đang học tại Mỹ nên chị đã đến Ngân hàng Techcombank để làm thẻ master card (thẻ mẹ- và thẻ con) để con chị có thể chi tiêu Mỹ bằng thẻ và trả sau ở VN cho tiện lợi. Tuy nhiên, đến đoạn trả tiền học phí bằng tiền đô cho con thì ngân hàng bên Mỹ lại từ chối bởi không chấp nhận thẻ Techcombank. Khi được hỏi thì ngân hàng này (và cả ngân hàng bên Mỹ) đều trả lời là có một số nơi họ không chập nhân một số ngân hàng VN thanh toán. 

Vậy là chị đành phải làm thêm cái thẻ Vietcombank cũng với hình thức này và được ngân hàng bên Mỹ chấp nhận. Tuy nhiên nếu thanh toán theo hình thức tiêu trước trả sau cho việc trả học phí thì họ thu phí rất cao nên chị cũng không thực hiện được hình thức này. Đến Vietcombank mua USD để gửi qua tài khoản cho con thì phải đưa ra rất nhiều loại giấy tờ chứng minh việc chuyển tiền cho con là hợp pháp nhưng cũng không phải lúc nào cũng mua được đô của ngân hàng. Có lúc ngân hàng trả lời không có đô bán là khách hàng đành phải ra chợ đen mua. Khi chuyển qua ngân hàng chỉ cho chuyển đúng số học phí mà nhà trường thông báo, ngoài ra muốn gửi thêm cho con tiêu vặt cũng rất khó khăn. Điều này cũng gây khó khăn cho việc chi tiêu của con chị. Tìm cách gửi ngoại tệ cho con một cách chính đáng để bảo đảm cho con học hành, sinh hoạt khi con không thể về VN hàng năm cũng là một bài toán đau đầu những người có con đi du học. Nhiều gia đình đành đánh liều cho con cầm một khoản tiền mặt đi du học để tiện chi tiêu hoặc mau và gửi ngoại tệ theo con đường chợ trời (thường giao dịch ở phố Hà Trung) với mức phí khá cao khi không thể trông cậy ngân hàng.

Gần đây, chuyện mời chào khách hàng làm thẻ visa (và các loại thẻ khác, dịch vụ khác) diễn ra liên tiếp ở các ngân hàng như một phong trào.

Chị Thanh, khu đô thị Linh Đàm cho biết: Chị được ngân hàng Techcombank mời chào làm thẻ visa miễn phí, mặc dù chị cũng chưa hiểu hết về thẻ visa và chưa có nhu cầu chi tiêu qua thẻ này. Nhưng do cả nể và cũng tò mò nên chị đồng ý. Sau khi ghi thông tin qua điện thoại và ít ngày sau chị được nhân viên mang đến tận tòa chung cư, gọi chị xuống dưới ký nhận và giao thẻ một cách vội vàng.

Chưa kịp hiểu gì về thẻ, chị được ngân hàng này báo đến nộp phí thường niên (khoảng 300 ngàn/năm), chị cũng đành phải nộp với hy vọng sẽ sử dụng thẻ. Nhưng một năm trôi qua, thẻ của chị vẫn năm im trong ví (Mặc dù có nhiều chương trình ưu đãi nhưng những chương trình này chỉ phù hợp với số ít người có thu nhập khá). Và đến kỳ hạn, chị lại được ngân hàng nhắc nhở nộp phí năm tới. Đến ngân hàng để cắt dịch vụ thẻ này thì được nhân viên đề nghị chị nộp 300 ngàn rồi mới cắt vì đã đến hạn nộp. Thắc mắc căng thẳng một hồi chị ấm ức ra về. Khoảng 2 tuần sau, chị được ngân hàng này nhắc nhở và khoản nộp này phải cộng thêm phí chậm trả là 70 ngàn nữa..., tổng cộng số tiền lên tới 330 ngàn. Nếu chị không nộp sớm, khoản tiền này sẽ liên tục "sinh sôi". Cực chẳng đã chị buộc lòng phải nộp cho NH 330 ngàn đồng và thông báo "cắt vĩnh viễn" để khỏi lặp lại chuyện mất tiền oan (hơn một năm từ khi có thẻ chị đã mất oan tới trên 600 ngàn). Cô nhân viên ngạc nhiên nói: Chị đã nộp tiên tiếp 1 năm nữa rồi chị cứ dùng đi đến hết hạn hẵng khóa cho đỡ thiệt thòi. Nhưng chị kiên quyết nếu không lại mất tiền oan và ra khỏi quầy với tâm trạng bức xúc. Chị chia sẻ: Mình sợ kiểu làm ăn "vô cảm" này quá rồi. 

Trong khi tại NH Vietcombank khoản tiền phí sử dụng thẻ này chỉ là 100 ngàn đồng (mức phổ thông) và quá hạn nếu khách hàng không nộp tiền thì NH tạm khóa chứ không bắt buộc khách hàng phải nộp khi đã quá hạn.

Nhiều khách hàng phàn nàn về những khoản phí bị ngân hàng thu mà không rõ là những khoản gì. Chỉ biết nếu trót lỡ quá hạn thì sẽ bì nhằm vào đó mà "thịt" khách hàng một cách bất kể. Số lượng khách hàng lớn thì cái khoản thu này cũng vô cùng lớn.
Anh Thành cũng chung một tâm trạng "sợ ngân hàng" vì những khoản tiền "oan" chia sẻ: hôm trước có một nhân viên ngân hàng HSCB có gọi điện cho anh mời chào làm thẻ và sử dụng dịch vụ, anh chỉ nói ngắn gọn: Mình sợ NH lắm rồi!

Những năm gần đây, do cạnh tranh nhau về dịch vụ và khách hàng nên các ngân hàng tuyển nhân viên "maketing- khai thác thị trường" vô tội vạ. Không cần bằng cấp đại học hay chuyên ngành, chỉ cần ham muốn công việc là được tuyển dụng. Cơ chế khoán sản phẩm, doanh thu rất thoáng nên thu hút được nhiều nhận sự. 

Anh Thực, quê Thái Bình, học hết phổ thông mải kiếm sống nên anh cũng không có ý định học tiếp. Sau nhiều năm bươn chải, nhân dịp các ngân hàng có cơ chế tuyển dụng cởi mở, anh đã được vào ngân hàng O. Do biết cách lại khéo mồm nên anh cũng trúng nhiều khách hàng và có khoản thu nhập từ "khai thác thị trường" khá. Nhưng gần đây, việc làm bị thu hẹp. Có nhiều lần gọi điện đến khách hàng, chưa nghe rõ đầu đuôi, "thượng đế" của anh đã phán câu xanh rờn: Mình sợ ngân hàng lắm rồi! Khiến anh rất phiền lòng và hẫng hụt. 

Không ít hệ lụy tiêu cực từ việc này như tranh chấp khách hàng, cho vay tín chấp không đúng quy định dẫn đến kiện tụng... Trong đó có việc khách hàng mắc vào cái bẫy của thẻ visa dẫn đến phiền toái mà thực chất là hữu danh vô dụng đối với rất nhiều người. Các thượng đế cũng đành lòng ngậm ngùi và chấp nhận trả giá cho sự cả tin và thiếu hiểu biết của mình. Thế mới có chuyện nộp phí xong rồi khóa thẻ vĩnh viễn không thương tiếc.


Thử đóng vai nhà phê bình nhạc Việt
Quê nhà

Tôi là người yêu ca nhạc nên cũng hay nghe ngóng về đời sống âm nhạc của Việt Nam, nhất là những ca sĩ và ca khúc mà mình quan tâm, hâm mộ- coi đó như một phần tất yếu của cuộc sống.

Tôi rất yêu những nhạc Việt nên thường thích nghe và xem những ca sỹ Việt dòng biểu diễn. Thú vị nhất là theo dõi các cuộc thi Sao Mai trước đây, ngồi trước màn hình nghe các giám khảo và khách mời nhận xét các thí sinh (tiếc rằng điều này giờ đã bỏ) thì thấy mình như được "giải ngố" vỡ ra được rất nhiều điều để hiểu và yêu nhạc Việt hơn.

Tuy trình độ hiểu biết về âm nhạc có hạn nhưng nếu được đóng vai nhà phê bình tôi cũng xin mạo muội được nhận xét về các ca sĩ trên cơ sở đã nghe nhiều, xem nhiều về họ.

Trước hết nói về các giọng hát nữ mà tôi yêu thích và thực sự "mãn nhĩ" có NSND Thu Hiền; Bảo Yến, Hồng Nhung, Hương Mơ.

NSND Thu Hiền với những ca khúc: Câu hò bên bờ Hiền Lương; Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh...có lối hát tự nhiên, giản dị mà lời ca như có vị ngọt, vị bùi. Với phong cách biểu diễn dịu dàng rất "đàn bà", xúc cảm tràn đầy từ đầu đến cuối, giọng hát của chị mở lối người nghe vào cõi nên thơ, bồi bổ tâm hồn họ một tình yêu, một cảm xúc chân- thiện- mỹ.

Nghệ sĩ Bảo Yến chất giọng trầm ấm, đằm thắm hiếm có, khi những ca khúc như: Rất Huế; Thư tình cuối mùa thu...được cất lên khiến người ta xao xuyến, như chính mình đang "gửi hồn" vào ca khúc ấy. 

Ca sĩ Hồng Nhung luôn trong suốt như pha lê, nhạy cảm và rung động với: Nhớ Hà Nội; Họa My hót trong mưa...cùng với gu thẩm mỹ rất nữ tính luôn chiếm được sự cảm tình của khán giả. 

Hương Mơ thì "đóng đinh" với những ca khúc về xứ Huế, với hình ảnh một em gái dịu dàng, đáng yêu, dạt dào cảm xúc, khó có thể tìm ra chỗ để chê. Đi đường trường trên xe mà nghe Hương Mơ, Thu Hiền, Bảo Yến hát thì quên cả mệt mỏi.

NSND Thanh Hoa có chất giọng cao vút, lảnh lót, luyến láy rất giỏi song có khán giả tâm sự thật lòng: Cứ bật đài lên mà thấy Thanh Hoa hát là phải tắt đi ngay, nhức đầu lắm.

Thanh Lam thì luôn thể hiện mình bằng cuộc phiêu lưu với những chiêu trò như "làm xiếc" trên những nốt nhạc, hát quá kỹ thuật nhưng nhiều lúc "đóng kịch" để thể hiện cảm xúc. Thanh Lam được khen ngợi nhưng quả thật cũng "khó tiêu hóa" đối với một số thính giả vì không hợp "gu đau đớn, quằn quại mê ly" của chị...

Mỹ Linh thì "chuẩn không cần chỉnh", giọng ca bóng bẩy, lấp lánh. Bài nào cũng hát gần giống bài nào, cảm xúc thăng hoa một cách có chủ ý, tính toán.

Anh Thơ là một giọng ca dân gian giàu cảm xúc, có trình độ thanh nhạc nhưng nhiều bài hát điệu quá, nghe lâu thấy mệt.

Giọng Hồ Ngọc Hà thì " khều khào không à"- nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 dùng từ ngữ này để diễn tả chuẩn tới một nghìn phần nghìn, không thể tìm thấy một từ nào để diễn tả "chuẩn" hơn nên tôi xin được mượn lời của nhạc sĩ.

Về các nghệ sĩ nam thì những giọng hát "đỉnh" của các dòng nhạc phải kể đến: Tuấn Ngọc, Quang Lê, Trọng Tấn, Tùng Dương. 

Trọng Tấn là "của hiếm" dòng nhạc thính phòng với những ca khúc về đất nước: Nơi đảo xa, Tiếng đàn bầu, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát...Giọng hát cất lên như tiếng con tim tâm tình, hào sảng, trong sáng, cảm xúc thăng hoa đồng điệu cùng kỹ thuật nên mỗi bài hát khép lại khiến khán giả rất rất hài lòng.

Quang Lê chìm đắm trong những ca khúc trữ tình và "tâm trạng' như chính anh là nhân vật trong mỗi câu chuyện: Về đâu mái tóc người thương; Hai chuyến tàu đêm...nghe hoài không thấy chán. Quang Lê hát hay, diễn giỏi nhưng rất tự nhiên, không lên gân lên cốt.

Tuấn Ngọc sự điêu luyện trong giọng hát cũng như tiềm năng trong con người anh rất lớn, còn phải kiềm chế mà chưa phát tiết hết.

Giọng hát Tùng Dương luôn quái gở, ma mị và như một liều ma túy, ban đầu nhiều người có thể chưa cảm nhận hết nhưng một khi "bập vào" coi chừng sẽ nghiện như "Chiếc khăn piêu" là một ví dụ. 

Có nghệ sỹ hát rất thành công, kỹ thuật điêu luyện đạt tới đỉnh cao, song ưa hay không còn tùy thuộc gu của từng người.

NSND Quang Thọ có giọng hát khỏe, dày dặn; kỹ thuật thanh nhạc đạt đến mức điêu luyện, nhưng không phải ai cũng thích nghe ông hát. Ông hát ào ạt như dòng thác khiến người nghe không kịp thẩm thấu, cách phát âm, nhả chữ như bị "vướng", không được thanh thoát lắm. Có những bài hát chủ yếu kỹ thuật, ít sự biểu cảm.

Khó chịu nhất là những giọng hát không có bản sắc riêng, dễ lẫn nếu không tinh tai. Điều này thấy rõ ở cuộc thi Giọng hát Việt.

Quang Dũng hát hay, chỉn chu như học trò thuộc bài làu làu, nhưng không có bản sắc nên nếu nghe Quang Dũng rồi thì người ta sẽ tìm đến giọng ca khác để nghe lại ca khúc anh thể hiện và để tìm thấy sự toại nguyện.

Đàm Vĩnh Hưng có lẽ hấp dẫn ở sự hào nhoáng thời thượng hơn là ở giọng hát. Hưng thích khoác cho những ca khúc mình hát những bộ cánh thời trang như những bộ cánh anh sắm sửa cho mình- rất cầu kỳ, điệu đà. Anh "trang điểm " cho nó một "bộ mặt" son phấn lòe loẹt, nên có thể những ca khúc anh thể hiện đã "đi rất xa" so với "bản chất" của nó, khiến ngay cả "cha đẻ" của nó cũng không nhận ra "đứa con" của mình. Còn thính giả thì cũng khó mà "tiêu hóa" được cái "món" mà anh cho họ thưởng thức. Những bài Hưng hát thua xa rất nhiều ca sĩ thì chẳng có lý gì họ lại chọn nghe Hưng. 

Nhận xét đến đây tôi chợt nhớ đến vụ nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vì nói thật đã bị anh "nổi đóa". "Thuốc đắng thì dã tật", "Người khen ta là bạn ta nhưng người chê ta mới là thầy ta", các ca sĩ hãy biết lắng nghe và sửa mình thì sẽ tiến bộ trong cuộc sống và sự nghiệp. Hy vọng tôi sẽ không bị phản pháo như nhạc sĩ Ánh 9 vì tôi chỉ là một thảo dân chứ không nổi tiếng như ông.
  
Làm ca sĩ là làm "dâu trăm họ". Ca sĩ không chỉ khổ luyện về nghề nghiệp mà còn cần phải khổ luyện về đạo đức, lối sống, phong cách để luôn giữ hình ảnh đẹp trong mắt công chúng và những người hâm mộ. Giọng hát dù hay đến mấy nhưng nhân cách không được giữ gìn thì ca sĩ cũng dễ bị "thanh lọc", lu mờ. Trong cái hay của giọng hát cũng cần có cái tâm, cái tình của người nghệ sĩ, như vậy giọng ca mới sáng mãi, sống mãi. Chính nghệ sĩ là người chắp cánh cho nhạc Việt, và nhạc Việt, từ đó mới được trân trọng, tôn vinh.

9/2013



Ấn tượng xóc nảy người đường Pháp Vân- Cầu Giẽ 

Quê nhà

Có công việc cần đi lại trên tuyến đường bộ cấp 1 (suýt được công nhận là đường cao tốc) Pháp Vân- Cầu Giẽ, nhiều bác tài và hành khách phát sợ khi tuyến đường này đã bộc lộ sự xuống cấp nghiêm trọng. Xóc nảy người như đi trên đường rừng- nhiều người từng nhận xét như vậy khi đi qua đoạn đường "cao tốc" này.

Anh Hiệp, công tác tại Hà Nội nói: Tuần nào em cũng đưa vợ con về quê Thái Bình nên đi lại trên đoạn đường này khá nhiều. Chiều thứ 7 từ Hà Nội về thì còn đỡ, chứ tối chủ nhật từ quê lên Hà Nội, trời thì tối, tốc độ quy định từ 60- 100 km/h mà xe cứ xóc nảy cả người. Người lớn thì còn cố chịu được chứ trẻ con thì khốn khổ xe xóc lên xóc xuống. Vợ em ngồi ghế sau cứ ôm con bé mấy tháng tuổi thật chặt, còn thằng nhóc 4 tuổi thì buồn ngủ mà cứ giật mình thức giấc mỗi khi xe xóc mạnh.

Chị Môn, quê Nam Hà kể: Chị mang bầu phải về quê mỗi lần qua chặng đường này đều thẫy hãi hùng, xe có muốn đi chậm cũng không được.
Đi lại tuyến đường cao tốc này nhiều lần, ấn tượng của chị Hương để lại đường quá xóc, xóc liên hồi. Tuần trước chị có người nhà ốm nặng phải cấp cứu lên bệnh viện tuyến trên tại Hà Nội, cũng đi vào buổi tối, người bệnh ngoài đau đớn của bệnh tật lại thêm mệt vì đường xá quá xấu. Đến nỗi bệnh nhân phải thốt lên: Thà chậm nhưng đừng ham hố "cao tốc" mà có khi chết dở. 

Nhưng vì sao chiều xe đi từ Cầu Giẽ về Pháp Vân lại xuống cấp hơn chiều ngược lại? Lý giải điều này, anh Hiệp cho rằng vì chiều Cầu Giẽ- Pháp Vân là chiều xe tải nặng và xe contener chở hàng về Hà Nội, còn từ Hà Nội đi thì xe đã bốc dỡ hết hàng rồi nên vì thế mà đường xá cũng đỡ bị "phá" hơn. 

Nhiều bác tài qua đây đều chung nhận xét, trời mưa thì trên đường nước đọng thành từng "vũng" dài dài. Mỗi lần có ô tô vượt qua là nước bắn tung tóe, thậm chí còn trùm lên cả những chiếc ô tô con. Hàng cây trồng ở giữa làm dải phân cách thì quá rậm rạp, che lấp cả cột cây số. Ngồi trên xe cố căng mắt để xem cây số mà chẳng nhìn rõ, nhất là lúc trời tối, xe lại đi tốc độ cao.

Tuy đi qua đây hàng tuần nhưng chủ yếu chiều về Hà Nội đường xóc anh H thường đi vào buổi tối nên không thể nào chụp ảnh được. Nhưng nếu làm cuộc điều tra thì tất cả mọi người qua đây đều xác nhận điều này và cơ quan giao thông kiểm tra sẽ thấy rất rõ. 

Đường Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến đường bộ cấp 1 đồng bằng ở phía nam Hà Nội, cách đường 1A cũ 1,5 km về phía đông. Điểm đầu là Pháp Vân (Hoàng Mai) giao cắt với đường vành đai 3; điểm cuối là Cầu Giẽ (Phú Xuyên) nối tiếp với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Toàn tuyến dài 32,3 km. Đường gồm 4 làn xe chạy (mỗi chiều 2 làn) và 2 làn xe khẩn cấp (mỗi bên một làn).

Thiết kế ban đầu dành cho đường cao tốc, song, do có nhiều đoạn sụt lún, mặt đường bị nứt, gãy khúc, không bảo đảm độ êm thuận, một số nút giao trên tuyến còn thiếu lợp lý, nên ở một số đoạn, biển quy định tốc độ đã được gỡ bỏ. Đường Pháp Vân - Cầu Giẽ không được hội đồng nghiệm thu công nhận là đường cao tốc.

Tuyến đường này đang chuẩn bị được nâng cấp lên cao tốc để giảm quá tải tuyến cửa ngõ phía nam thủ đô và đồng bộ với tuyến Cầu Ghẽ- Ninh Bình.


Những người "chân đất"

rèn nhân cách 

Quê nhà

Tôi tự hào vì mình là người Việt với một truyền thống văn hóa, đạo lý tốt đẹp. Nhưng tôi thấy xấu hổ vì những tính xấu của người Việt. Bạn đừng tự ái vì những bài viết chê trách người Việt xấu tính vì liều “thuốc đắng” đó là sự thật.

Có lẽ xuất phát từ một xã hội thuần nông, kinh tế còn nghèo nàn nên cũng ảnh hưởng và tác động nhiều tới đời sống con người Việt Nam. Nhưng không vì thế mà ông bà ta xưa quên nếp sống văn hóa. Văn hóa và bản sắc Việt với những điều tốt đẹp được hun đúc và gìn giữ hàng ngàn năm. Trong bài viết này tôi chỉ xin nói về những quan niệm và cách sống, giao tiếp, ứng xử của người xưa để thấy những người “chân đất”, để thấy ông cha ta rèn luyện nhân cách và nếp sống như thế nào?

Cha ông ta có những quan điểm sống rất sâu sắc và chí tình:

Đói cho sạch, rách cho thơm; Giấy rách phải giữ lấy lề: Nghèo, đói nhưng phải lấy lễ nghĩa, đạo đức làm trọng. Nhưng bây giờ thói hư tật xấu không những bắt nguồn từ nghèo đói mà kể cả từ sự giàu có nữa. Ví như tính tham lam, thiếu ý thức của một bộ phận người Việt, mua bán gian lận, sinh hoạt bê tha, xả rác bừa bãi … đâu có kể giàu nghèo.
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng; Miếng ăn miếng nhục; Miếng ăn quá khẩu thành tàn…Các cụ dạy về văn hóa ăn uống rất sâu xa. “Ăn” là một bản năng nhưng cũng phải học, học hàng ngày. Ăn uống phải nhìn xung quanh, không chỉ biết có bản thân mình, phải biết giữ ý tứ, thể diện. Không thể để bị khinh, để mang nhục chỉ vì miếng ăn. Ra nước ngoài mới bộc lỗ rõ điều này.
Học ăn, học nói, học gói, học mở: Từ việc ăn, cho đến việc nói và làm; đều phải học, không có gì tự nhiên mà đến. Đi nước ngoài lại càng phải học vì văn hóa, nếp sống, cách nghĩ khác nhau. Mà học thì không quá khó, chỉ cần mình có ý thức học hỏi và chịu khó quan sát thì mình có thể làm được như họ. Như ăn tiệc, như xếp hàng, như giao tiếp ứng xử với người nước ngoài, như giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng…
Uốn cây từ thuở cây non, dạy con từ thuở con còn thơ ngây: Đây là một bài học cho các bậc cha mẹ, nhà trường trong việc dạy dỗ con cái. Vậy để hình thành nếp sống văn hóa, thói quen tốt thì gia đình và nhà trường, xã hội phải dạy dỗ trẻ ngay khi còn nhỏ. Người lớn cũng thấy được sự ảnh hưởng của mình để làm gương cho trẻ em. Như vậy thì những thói hư tật xấu làm sao có đất để tồn tại?
Tiên học lễ, hậu học văn: Đề cao lễ nghĩa, đạo đức của con người mà ta cần phải học trước khi học về kiến thức. Đây là cái gốc để hình thành nhân cách tốt của mỗi con người, và rộng ra của một xã hội văn minh. Đi một đàng học một sàng khôn: Càng được đi ra ngoài xã hội, ra thế giới càng có cơ hội để học tập, học những điều tốt, điều hay; để từ bỏ những thói hư, tật xấu như các bạn đã nói.
Trên kính, dưới nhường; tôn sư trọng đạo: Đó là bài học về ứng xử với những người xung quanh, đó là một trật tự xã hội mà con người phải tuân thủ. Nó thật khác biệt với những gì diễn ra mà chúng ta thấy như cảnh cha con, anh em, thầy trò cãi cọ chửi bới, đối xử tệ bạc, thậm chí đâm chém lẫn nhau bất chấp đạo lý; cảnh chen lấn xô đẩy nơi công cộng bất chấp luật lệ… Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm: Dạy con cháu ý thức vệ sinh, gọn gàng ngăn nắp, hình thành thói quen tốt sẽ có tác động tốt đến đời sống của gia đình (rộng ra là xã hội).

Còn rất nhiều quan niệm, cách răn dạy của ông bà ta đối với con cháu để mong muốn con cháu mình được học tập và áp dụng trong cuộc sống để cuộc sống đẹp hơn, tốt hơn. Như các câu: Lá lành đùm lá rách; Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời; Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư; Không thầy đố mày làm nên; Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng…

Các cụ xưa tuy nghèo thật nhưng luôn có lòng tự trọng: Đói cho sạch, rách cho thơm. Những quan niệm sống xưa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Thiết nghĩ, văn hóa không phân biệt giàu nghèo. Thực tế cuộc sống đã chứng minh người giàu không có nghĩa là có văn hóa và ai bảo người nghèo thì không có văn hóa? Giữa người nghèo, hoặc ít tri thức xấu tính và người giàu hoặc trí thức đầy mình xấu tính thì ai đáng chê cười hơn? Nhiều ý kiến cho rằng trước đây người Việt ra nước ngoài không bị coi thường như bây giờ, vậy nguyên nhân do đâu?

Tôi tự hào vì mình là người Việt với một truyền thống văn hóa, đạo lý tốt đẹp. Nhưng tôi thấy xấu hổ vì những tính xấu của người Việt. Bạn đừng tự ái vì những bài viết chê trách người Việt xấu tính vì liều “thuốc đắng” đó  là sự thật. “Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng”, thà rằng “mất lòng trước nhưng được lòng sau”, người xưa nói thế quả không sai đâu.

Việt Nam ta còn nghèo, về kinh tế còn phải phấn đấu nhiều. Nhưng văn hóa, văn minh thì không thể không học tập. Xã hội ta vẫn nhiều những con người, những hành vi, nghĩa cử đẹp; vẫn nhiều những cái hay cái đẹp. Biết hay để học biết nhục để sửa, vậy nên ta phải học, học người xưa, người nay, học thế giới xung quanh thì mới ngẩng cao đầu được.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Có nên đổi ngày khai giảng?

Có nên đổi ngày khai giảng?

Quê nhà

Đã thành truyền thống, hàng năm sau ngày nghỉ lễ quốc khánh 2/9, đến ngày 5/9, học sinh cả nước lại đón mừng ngày khai giảng năm học mới với tâm trạng háo hức, rộn ràng. Tâm trạng này cũng vui lây đối với cả các bậc phụ huynh.


giáo dục, khai giảng, tiểu học, mưa gió
Các bé lớp 1 Trường Tiểu học Dịch Vọng A. Ảnh: Ngọc Qúy

Nhưng ngày khai giảng 5/9 năm nay tại Hà Nội và một số nơi khác đã đón một trận mưa to "không mời mà đến" khiến đường phố ngập lụt, đi lại khó khăn. Nhiều học sinh bị ướt từ đầu đến chân do chủ quan, không ngờ mưa to đến vậy, mặc dù đoạn đường đến trường không xa. Các bậc phụ huynh cũng loay hoay vất vả với con em mình, nhất là những học trò nhí.
Ở các trường học, một số trường "vỡ kế hoạch" với chương trình cho ngày khai giảng. Học sinh phải ngồi tại các hành lang, lối đi lại; chỗ ngồi cho đại biểu, thày cô phải dồn lại, các tiết mục văn nghệ bị hoãn...mọi việc diễn ra không như mong đợi.
Bởi vậy, không khí ngày khai giảng cũng kém rộn ràng, trang trọng, ảnh hưởng tới tâm lý học sinh. Các bậc phụ huynh cũng rất thương con mình vì tâm trạng các con không vui. Chị Hương, một phụ huynh có "con heo vàng" tâm sự: Thương nhất là các bé lớp 1, sáng sớm được mặc đồng phục, tay cầm cờ háo hức với lần đầu bước chân đến trường, đón chờ ngày khai giảng hàng tuần nhưng rồi lại bị hụt hẫng.
Một số trường mưa to, không có địa điểm tập trung đành phải hoãn ngày khai giảng. Chị Yến, có con học tại trường PTTH Việt Nam- Ba Lan, quận Hoàng Mai- HN cho biết, trường phải lùi ngày khai giảng vào ngày 9/9 tới vì không có địa điểm tập trung, không đảm bảo được kế hoạch buổi lễ; mặt khác mưa quá to, nhiều học sinh đến trường run cầm cập vì bị "ướt như chuột lột".
Thời tiết- một điều kiện rất quan trọng cho sự thành công của các hoạt động tập thể, các buổi lễ lớn, chẳng hạn như lễ khai giảng.
Đến hẹn lại lên, ngày 5/9 hàng năm đã trở thành ngày khai giảng của học sinh trên cả nước. Ngày này diễn ra sau ngày quốc khánh 2/9, mang tinh thần của mùa thu lịch sử- một cột mốc ý nghĩa cho tinh thần của một năm học mới.
Tuy nhiên có một thực tế là cứ vào ngày quốc khánh và dịp quốc khánh, thời tiết thường có mưa. Điều này đã trở thành nỗi lo của việc tổ chức những chương trình của ngày lễ quốc khánh, và tiếp đó là ngày khai giảng. Mọi sự chuẩn bị và kế hoạch có thể bị đảo lộn nếu thời tiết không chiều lòng người, đặc biệt là khi mưa kéo dài như vừa qua.
Theo ý kiến của nhiều bậc phụ huynh, ngành giáo dục nên nghiên cứu về việc đổi ngày khai giảng sang một thời điểm phù hợp để có thể tranh thủ thuận lợi của thời tiết mà vẫn đảm bảo chương trình học tập.
Chẳng hạn có thể chọn ngày khai giảng vào tháng 8, nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng 8- ngày 19/8 lịch sử. Dịp này thường thời tiết đẹp, không mưa; mặt khác cũng phù hợp với chương trình học vì trên thực tế, các trường học đã bắt đầu học chương trình mới từ giữa tháng 8. Một số trường may mắn vì lễ khai giảng đã diễn ra vài ngày trước. Chị Thanh có con học tại trường THCS Từ Liêm (HN) mừng vì trường con chị khai giảng vào 31/8 trong điều kiện thời tiết khô ráo, khiến các con rất "khí thế".
Hoặc cũng có thể lùi ngày khai giảng xa dịp 2/9 (tuần thứ 2 hoặc 3 trong tháng 9) cũng là thời điểm thời tiết thuận lợi hơn.
Để chọn thời điểm phù hợp, ngành Giáo dục cần có sự kết hợp làm việc với ngành khí tượng thủy văn xem xét quy luật thời tiết để đưa ra quyết định tốt nhất.
Điều này sẽ mang đến nhiều cái lợi, nhất là về tinh thần, là phần thưởng tinh thần lớn lao đối với mỗi học sinh. Và chắc chắn đó cũng là một cải cách quan trọng của ngành giáo dục.

Cười với chữ và nghĩa

Quê nhà

Cuộc sống thật muôn màu muôn vẻ. Chỉ một đoạn đường từ nhà đến công sở, ta cũng có thể bắt gặp rất nhiều điều thú vị và đáng để suy ngẫm, có thể cười để rồi lại buồn. Chuyện chữ và nghĩa là một ví dụ.




Có ai hưởng ứng?

Cuộc sống luôn có những nghịch lý

Đáng khen hay đáng chê (ảnh chụp trên phố Định Công, Hà Nội)

Ảnh chụp trên đường Khương Trung, Hà Nội

Giá mà cái gì già cũng tốt


Khi tuổi thọ ngày càng tăng

Miến chộn - món ăn mới

Biển quảng cáo lạ treo đằng sau nhà

Quảng cáo sau bến đỗ xe bus