Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Hà Nội thời bao cấp qua ảnh


Triển lãm "Mảnh đất hóa tâm hồn" của John Ramsden giới thiệu những bức ảnh chân thực, sống động về Hà Nội những năm 1980.

Năm 1980, John Ramsden đặt chân tới Hà Nội với tư cách là một nhà ngoại giao trẻ - Phó đại sứ Anh tại Việt Nam. Với niềm đam mê hội họa và nhiếp ảnh, ông đi khắp nẻo phố phường thủ đô và các vùng lân cận để ghi lại những điều tai nghe mắt thấy. 
body-3326-1382154583.jpg
Xe đạp - một gia sản lớn với các gia đình Hà Nội thời bấy giờ.
Hà Nội trong mắt John Ramsden lúc đó là một thành phố nghèo, cuộc sống người dân hết sức khó khăn, nhưng lại mang vẻ đẹp mộc mạc của một vùng đất đang hồi phục sau chiến tranh. Ramsden đã chụp gần 2.000 bức ảnh về Hà Nội cho tới năm 1983, khi ông chuyển công tác sang nước khác. Lục tìm lại những tấm ảnh cũ, ông cảm thấy kho ảnh của mình chứa đựng một phần không khí đặc biệt của một thời xa xôi. 
Năm 2010, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, John Ramsden đã tổ chức một triển lãm ảnh nhỏ tại bảo tàng Nghệ thuật châu Á ở Anh. Các bức ảnh của Ramsden cũng được đề cử trong giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2013.
Triển lãm Mảnh đất hóa tâm hồn chỉ trưng bày 117 bức ảnh trong kho ảnh về Hà Nội của Ramsden. Nhà sử học Dương Trung Quốc đã chú thích cặn kẽ từng chi tiết trên mỗi bức ảnh. Nhờ thế, triển lãm khơi gợi những ký ức thân thương của người Hà Nội về thời bao cấp. Có lẽ khi chụp những bức ảnh này, nhà ngoại giao đã không nghĩ có ngày nó trở thành những tư liệu quý giá như vậy. Nếu các tấm bưu ảnh cổ chụp từ thời Pháp thuộc thể hiện một Hà Nội trong giai đoạn đầu của cuộc sống hiện đại, thì những tấm hình của John Ramsden là chứng tích của một thời đất nước vừa ra khỏi chiến tranh.
body-1-6043-1382154584.jpg
Xếp hàng mua rau, quả... các loại thực phẩm không cần tem phiếu tại một cửa hàng của hợp tác xã mậu dịch.
Những con phố trong ảnh của Ramsden cho thấy đường phố xá Hà Nội lúc đó dù nhỏ, song vẫn thông thoáng, bởi phương tiện giao thông chủ yếu là xe thô sơ và ít người buôn bán trên vỉa hè. Ramsden chụp nhiều hình ảnh người già mưu sinh trên phố, bởi lúc đó những thanh niên trai tráng vẫn còn ngoài mặt trận ở biên giới hay trên các công trường xây dựng.
Những bức ảnh của Ramsden đều mang trong mình giá trị lịch sử lớn về một giai đoạn phát triển của Hà Nội. Trong một bức ảnh chụp phố Tạ Hiện, một cửa hàng ăn có biển hiệu ghi “Đặc sản” mà không giới thiệu món ăn hay thương hiệu nhà hàng. Điều này là do thời bao cấp, người Hà Nội e ngại quảng cáo, sợ bị coi là làm ăn lớn. Trong một bức ảnh, Ramsden chụp hàng dãy dài những chiếc thùng gợi lại ký ức thiếu nước một thời. Hay bức ảnh chụp những bếp than và các thùng phuy nước tại các “tổ phục vụ” bán nước sôi cho thấy nguồn nước và chất đốt khan hiếm tới mức nào…
body-5-6689-1382154584.jpg
Hàng dãy dài những chiếc thùng chờ nước nhắc lại thời kỳ thủ đô thiếu nước và chất đốt.
Bên cạnh những cảnh, cuộc sống khó khăn thời đó, Ramsden còn có nhiều tấm hình ghi lại nét đẹp của thành phố. Đó là những món quà, món đồ chơi ngày Tết Trung thu rất giản dị, làm thủ công mà hết sức đẹp và khéo léo, là vẻ đẹp phố cổ trong bức hình chụp góc phố Hàng Bạc với căn nhà có lan can ban công, song cửa sổ… trang trí bằng kim loại uốn. Đó còn là hình ảnh của hai cây đa trước đình Thanh Hà ở phố Ngõ Gạch với hình ảnh cành lá um tùm ghi lại chứng tích của một thành phố lâu đời.
Ramsden cũng cho trưng bày trong triển lãm một bức chân dung họa sĩ Bùi Xuân Phái mà ông chụp (Ramsden có khá nhiều bức ảnh chụp Bùi Xuân Phái cũng như ngôi nhà của danh họa và những góc phố mà ông đi theo danh họa để cùng sáng tác).
Trở lại Hà Nội sau 30 năm để làm triển lãm này, Ramsden cho biết ông rất xúc động và bất ngờ. “Hà Nội đã thay đổi tới kinh ngạc. Sự thay đổi đó là một trải nghiệm tuyệt vời với tôi. Thành phố ngày nay vẫn có sức hấp dẫn với tôi, và chắc chắn còn có nhiều góc chụp chờ tôi tìm đến”, Ramsden nói.
Triển lãm John Ramsden và Hà Nội: Mảnh đất hóa tâm hồn tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài từ ngày 19/10 tới hết ngày 26/10.
Hiền Đỗ
Ảnh: John Ramsden

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Khoảng lặng trong cuộc đời tướng Giáp



Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi đã khép lại một chương bi thương trong lịch sử chung của hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam.

Là một người Mỹ gốc Việt lớn lên tại Hoa Kỳ sau cuộc chiến, tôi được cho hay Tướng Giáp là một kẻ thù được kính trọng.
Cộng đồng người Việt tỵ nạn phải rời bỏ đất nước hồi 1975 và sau đó, mô tả ông Giáp và ông Hồ Chí Minh, là những kiến trúc sư chính của cuộc chiến cộng sản.
Tương tự, nước Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam coi ông Giáp là nhà chiến thuật quân sự đứng sau chiến thắng của Hà Nội.
Nhìn cả từ hai cách, ông Giáp là một vị tướng đầy mưu mẹo, chiến thắng được Pháp trước, rồi sau đó là Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam.


Nổi danh quốc tế

Uy tín quốc tế của ông cũng không kém phần ấn tượng.
Các cuốn sách của ông đã được dịch ra hàng chục ngôn ngữ khác nhau, được các cuộc cách mạng trên toàn thế giới thời hậu Chiến tranh Việt Nam nghiên cứu.
Bên cạnh Mao Trạch Đông và Che Guevara, sự đóng góp của ông Giáp cho chiến lược cách mạng du kích đã truyền cảm hứng tới cho các chiến binh muốn giải phóng đất nước trên toàn thế giới đang phát triển, như Palestine, Angola, và Nicaragua.
Những bài giảng của ông tiết lộ cách các du kích quân có thể đối phó rồi đánh bại được những kẻ thù lớn hơn, mạnh hơn. Cách Hoa Kỳ đàn áp các phong trào nổi dậy bộc lộ nhiều điểm yếu, và ông Giáp đã chỉ ra được toàn bộ các điểm đó.
Tuy nhiên, tại Việt Nam thì câu chuyện lại khác.


Bị những người nắm quyền, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, coi thường và không tin cậy, Tướng Giáp chỉ có những ảnh hưởng quốc tế chứ không có vị thế trong nước.
“Các đồng chí” họ Lê đã coi ông như một mối đe dọa cho quyền lực của họ trong cuộc chiến chống Mỹ, nhưng họ đã phải chờ cho tới sau cuộc chiến mới rũ bỏ ông khỏi vũ đài chính trị.
Vào năm 1980, ông Giáp không còn là Bộ trưởng Quốc phòng và năm 1982, ông mất ghế trong Bộ Chính trị.
Tới đầu thập niên 1990, ông không còn giữ bất kỳ chức vụ chính trị nào nữa.
Bị tước bỏ khỏi vị trí then chốt và các chức lãnh đạo trong Đảng, ông Giáp bị đánh tụt xuống những vai trò mang tính trang trí.


‘Không quyền lực từ thời chiến’

Điều mà hầu hết mọi người không biết đến là chuyện gạt ra lề đã diễn ra từ rất sớm.
Từ khi khởi đầu cuộc chiến, trong khoảng 1959-1960, ông Giáp đã bắt đầu bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, hai cái tên lẽ ra nên được xem là đồng nghĩa với Chiến tranh Việt Nam, cho tuột dốc.
Với việc ông Duẩn quay ra Hà Nội, ông Giáp mất quyền kiểm soát việc hoạch định chiến tranh của Hà Nội – nó rơi vào tay ông Duẩn.
Trong 1963-1964, khi ông Duẩn quyết định tấn công nhằm đánh bại chính quyền Sài Gòn trước khi người Mỹ có thể can thiệp, ông Giáp đã bất lực trong việc ngăn cản điều mà ông cho là một chiến lược liều lĩnh.
Tới 1967-1968, việc ông Giáp phản đối chiến lược tiến hành Tổng tấn công và nổi dậy của ông Duẩn đã khiến vị tướng phải trả giá đắt.
Ông Duẩn và ông Thọ đã cho bắt các chỉ huy phó của ông với tội phản quốc, với mục tiêu khép ông Giáp vào tội đi theo đường lối xét lại, có âm mưu lật đổ chính phủ.

“Với việc ông Duẩn quay ra Hà Nội, ông Giáp mất quyền kiểm soát việc hoạch định chiến tranh của Hà Nội – nó rơi vào tay ông Duẩn.”

Trong thời kỳ từ 1963 đến 1967, bản thân ông Giáp cũng bị các lực lượng an ninh của ông Duẩn theo dõi, và người anh hùng nổi tiếng của Điện Biên Phủ thậm chí đã phải ra nước ngoài để tránh áp lực chính trị tại Hà Nội.
Năm 1972, sau khi lấy lại được ít nhiều ảnh hưởng quân sự nhờ thành công của mình tại Lào, ông Giáp đã dám lên tiếng phản đối ông Duẩn và ông Thọ về việc muốn tấn công toàn diện vượt qua đường chiến tuyến trong dịp lễ Phục sinh 1972.
Lại một lần nữa, sự phản đối của ông vấp phải sự phớt lờ, còn binh lính miền Bắc vẫn cứ cưỡi xe tăng vượt Vĩ tuyến 17.
Nếu như được lưu ý tới, thì những lời cảnh báo của ông Giáp có thể vẫn đem lại chiến thắng cho Hà Nội, nhưng không phải với những hy sinh mất mát nhiều đến vậy.


Im lặng

Thận trọng, muốn tránh đi giai đoạn Chiến tranh Việt Nam vì e là sẽ chuốc lấy sự trả thù của “các đồng chí họ Lê”, ông Giáp đã không đả động tới giai đoạn này trong hồi ký.
Thay vào đó, ông để những người khác lên tiếng.
Chúng ta biết được về sự đối xử của ông Duẩn và ông Thọ đối với ông Giáp nhờ vào lời kể của các quan chức cấp thấp hơn trong Đảng, từ các cuộc phỏng vấn sau chiến tranh đối với những nhà bất đồng chính kiến, và ít nhiều từ những lời đồn đoán đầy rẫy tại Hà Nội rồi lọt ra nước ngoài.
Gần đây nhất, ấn phẩm của một phóng viên và một blogger trong nước, Huy Đức, đã tiết lộ nhiều thêm nữa những bí mật và rọi thêm ánh sáng vào những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Hà Nội.
Nhưng bản thân ông Giáp không nói gì cả, dẫu ông sống thọ tới 103 tuổi.
Nay, là một học giả chuyên nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam, người đã viết về chính trị nội bộ của Hà Nội, tôi chỉ có thể hy vọng sẽ tìm thấy những bản thảo chưa từng được công bố của ông Giáp, hay ít nhất là tài liệu nào đó được ông Giáp chấp thuận, để trả lời cho những lỗ hổng trong sự hiểu biết của chúng ta về cuộc chiến của Hà Nội, và về vai trò của ông trong cuộc chiến đó.

THEO BBC


Phát hiện tham nhũng để tháo gỡ khó khăn?


Sáng 14/10, Thanh tra Chính phủ tiến hành công bố quyết định kiểm tra việc thực hiện phòng chống tham nhũng tại Tập đoàn Bảo Việt.

Theo đó, trong thời gian 10 ngày, từ ngày 14/10 – 24/10/2013, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Tập đoàn Bảo Việt. Thời kỳ kiểm tra từ 1/1/2011 đến tháng 10/2013.

Đoàn kiểm tra gồm có 4 thành viên do ông Lê Khả Thanh, Phó cục trưởng Cục 4 – Thanh tra Chính phủ làm trưởng đoàn.

Sau khi công bố quyết định kiểm tra, đoàn kiểm tra sẽ làm việc với Tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị có liên quan. Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Tập đoàn Bảo Việt chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo đề cương và sao chụp các tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, bố trí thời gian, địa điểm làm việc với đoàn kiểm tra.

Theo Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng, việc kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng là việc làm thường xuyên của cơ quan này nhằm đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng.

Tuy nhiên, qua hoạt động kiểm tra này, cơ quan thanh tra có thể phát hiện những sơ hở cũng như khó khăn, bất cập của đơn vị trong quản lý nhà nước để kiến nghị với Chính phủ tìm cách tháo gỡ khó khăn.

Phó tổng thanh tra đề nghị, trong quá trình làm việc, Tập đoàn Bảo Việt có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đoàn kiểm tra.

Được biết, hiện Thanh tra Chính phủ đã cơ bản hoàn thành các cuộc thanh tra lớn tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Agribank, Tập đoàn Cao su, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)… Dự kiến sẽ công bố kết luận thanh tra tại cuộc họp báo quý 3/2013 vào sáng 15/10.

Theo VnEconomy

Quảng Nam- Tâm bão đi qua, xót xa để lại

Bão dữ đến tan hoang nơi thành phố đáng sống nhất Việt Nam


Quan chức Trung Quốc bị cách chức vì bắt dân cõng đi thị sát vùng vũ

 Một quan chức Trung Quốc bị cách chức khi bắt người khác cõng đi thị sát vùng lũ vì sợ bị bẩn giày.


Báo Tuổi trẻ dẫn nguồn Sina weibo cho biết, một quan chức họ Vương  đã bị cách chức chủ nhiệm phòng xây dựng ở thị trấn Tam Thất Thị (thành phố Du Diêu, Chiết Giang) vì lí do bắt môt ông lão 60 tuổi cõng. Tấm ảnh chụp quan chức họ Vương ngồi trên lưng một ông lão 60 tuổi khi ông này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội Sina weibo. Theo weibo, lý do ông Vương nhờ người khác cõng là vì ông này sợ bẩn đôi giày vải xịn của mình.
Tuy nhiên, theo thông tin trên Tân Hoa Xã, ông Vương định cởi giày đi chân trần để đến thăm nhà của nạn nhân vùng bão. Tuy nhiên, một người dân đề nghị “cõng Vương mặc dù ông này đòi cởi giày”. Cuối cùng Vương đã để ông bí thư thôn 60 tuổi cõng đến nhà dân.
Cơn bão Fitow tấn công tỉnh Chiết Giang khiến 10 người thiệt mạng và ảnh hưởng đến hơn 7 triệu người. Các cơn mưa lớn kéo dài suốt 17 giờ sau cơn bão khiến mực nước tại nhiều khu vực ở tỉnh Chiết Giang dâng cao gần 29 cm. Hàng chục ngàn người ở thành phố Du Diêu bị ảnh hưởng do cơn bão này thì hình ảnh của quan chức họ Vương ngồi trên lưng một cụ già đã khiến người dân Trung Quốc hết sức bất bình.
Trung Quốc đang tăng cường trấn áp nạn tham nhũng và lạm quyền của giới quan chức và Internet đã trở thành diễn đàn để người dân nước này công khai các vụ việc như trên.
Kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 3, Chủ tịch Tập Cận Bình lên tiếng thanh lọc làm trong sạch bộ máy quan chức nhà nước.
Mới đây, ngày 18/10, báo chí Trung Quốc đưa tin nhà chức trách Bắc Kinh đã mở cuộc điều tra một quan chức đã chi hơn 1,6 triệu NDT (260.000 USD) để tổ chức đám cưới linh đình cho con trai.
Ngày 12/9, Tòa án nhân dân quận Hải Châu ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã kết án ông Thái Bân, 57 tuổi, một cựu quan chức quản lý đô thị ở thành phố này, 11 năm 6 tháng tù giam vì tội nhận hối lộ tổng cộng 2,75 triệu NDT (khoảng 446.000USD) từ năm 1993-2012.
Số tiền nhận hối lộ cùng với tài sản cá nhân trị giá 600.000NDT của ông này đã bị tịch thu. Ông Thái Bân bị cách chức hồi tháng 10-2012 sau khi cư dân mạng tố giác ông này sở hữu 22 ngôi nhà trị giá hàng triệu USD. 
Trước đó, ngày 5/9, ông Dương Đạt Tài, cựu Giám đốc Sở An toàn lao động tỉnh Thiểm Tây, cũng bị kết án 14 năm tù giam vì tội nhận hối lộ.
Cùng ngày, một quan chức an toàn giao thông tỉnh Thiểm Tây- Yang Dacai bị buộc tội sở hữu số tài sản trị giá 5,04 triệu nhân dân tệ (tương đương 820.000 USD) mà không rõ nguồn gốc, và nhận hối lộ 250.000 USD, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cho biết, tuyên án 14 năm tù vì tội tham nhũng.
Mai Phạm (Tổng hợp)

Trung Quốc thanh trừng từ "hổ" đến "ruồi"

Kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 3, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi tham nhũng là mối đe dọa tới sự tồn vong của Đảng Cộng sản Trung Quốc và “thề” sẽ điều tra từ những “con hổ” đầy quyền lực cho tới những “con ruồi” ở cấp thấp.
Báo chí Trung Quốc ngày 8/10 đưa tin nhà chức trách Bắc Kinh đã mở cuộc điều tra một quan chức đã chi hơn 1,6 triệu NDT (260.000 USD) để tổ chức đám cưới linh đình cho con trai tuần trước.
Theo Tân Hoa xã, cơ quan chống tham nhũng ở Bắc Kinh đã bắt đầu điều tra đám cưới do ông Ma Linxiang, một quan chức địa phương ở khu ngoại ô Qingheying thuộc thủ đô. Ông này đã tổ chức đám cưới 250 bàn tiệc, kéo dài ba ngày tại một trung tâm hội nghị sang trọng cho con trai hồi tuần trước.
Giải thích trên tờ Tin tức Bắc Kinh, ông Ma đổ lỗi cho việc không thể ngăn cản nhà gái tổ chức linh đình, đám cưới do hai bên cùng đứng ra tổ chức. Ông cho biết chỉ chi 200.000 NDT (32.000 USD) cho đám cưới, phần còn lại do cha mẹ cô dâu là doanh nhân giàu có ở tỉnh Giang Tô chi trả. Còn những chiếc xe siêu sang xuất hiện trong đám cưới chỉ là xe mượn.
“Tôi biết rất rõ các quy định của nhà nước nhưng gia đình nhà gái cương quyết tổ chức đám cưới lớn và tôi không thể cản trở họ” - ông Ma thanh minh.
Quan chức Trung Quốc bỏ 1,6 triệu NDT tổ chức đám cưới cho con trai.

Kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 3, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi tham nhũng là mối đe dọa tới sự tồn vong của Đảng Cộng sản Trung Quốc và “thề” sẽ điều tra từ những “con hổ” đầy quyền lực cho tới những “con ruồi” ở cấp thấp.
Ngày 12/9, Tòa án nhân dân quận Hải Châu ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã kết án ông Thái Bân, 57 tuổi, một cựu quan chức quản lý đô thị ở thành phố này, 11 năm 6 tháng tù giam vì tội nhận hối lộ tổng cộng 2,75 triệu NDT (khoảng 446.000USD) từ năm 1993-2012.
Số tiền nhận hối lộ cùng với tài sản cá nhân trị giá 600.000NDT của ông này đã bị tịch thu. Ông Thái Bân bị cách chức hồi tháng 10-2012 sau khi cư dân mạng tố giác ông này sở hữu 22 ngôi nhà trị giá hàng triệu USD. 
Trước đó, ngày 5/9, ông Dương Đạt Tài, cựu Giám đốc Sở An toàn lao động tỉnh Thiểm Tây, cũng bị kết án 14 năm tù giam vì tội nhận hối lộ.
Cùng ngày, một quan chức an toàn giao thông tỉnh Thiểm Tây- Yang Dacai bị buộc tội sở hữu số tài sản trị giá 5,04 triệu nhân dân tệ (tương đương 820.000 USD) mà không rõ nguồn gốc, và nhận hối lộ 250.000 USD, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cho biết, tuyên án 14 năm tù vì tội tham nhũng.
Mai Phạm (Theo TTO, ANTĐ)


Tại sao ý kiến Đại tướng chưa được "nghe" hết?

"Có lẽ, người dân trong tâm thức khi bày tỏ tình cảm với Đại tướng cũng chia sẻ nỗi niềm của mình về xã hội".


Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo Đảng, Nhà nước
 

 Chúng ta nói nhiều đến Đại tướng với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội. Chúng ta đừng quên rằng một trong những vai trò cực kỳ quan trọng của ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Vì Võ Nguyên Giáp vốn là một nhà Luật học. Ảnh: VNA
 
Bày tỏ nỗi niềm với thời đại

- Trong kháng chiến chống Mỹ, bà má miền Nam đào hầm nuôi chiến sĩ, bà mẹ miền Bắc đưa con ra chiến trường. Những bà mẹ đó đã tin  Bác Hồ, tin Đảng, tin tưởng vào cách mạng. Vậy thì điều gì đã xảy ra với chúng ta hôm nay khiến niềm tin ấy biến mất khi mà nó đã từng là điều rất đương nhiên với dân tộc này?

Ông Dương Trung Quốc: Đảng Cộng sản đã thực thi được trách nhiệm lịch sử của mình, trước hết không phải là do lý thuyết cộng sản, mà khi đó nó còn là hiện thân của lòng yêu nước và người dân đi theo.
Nếu nói về lịch sử, chúng ta nhớ rằng thời kỳ năm 1945, cụ Hồ tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản, đưa Đảng vào hoạt động bí mật để mà tiếp tục thu hút lòng dân khi người dân chưa hiểu hết về học thuyết, về chủ nghĩa cộng sản. Nhưng người dân vẫn đi theo, vì tấm gương và sự thu hút của những con người rất cụ thể.
Lúc đó về chính danh, Đảng Cộng sản không tham gia Quốc hội. Người đảng viên cộng sản tham gia Quốc hội qua những tổ chức xã hội khác. Lúc đó cụ Hồ đã nói: "Đảng của tôi là Đảng Việt Nam".


Mong muốn của thế hệ Hồ Chí Minh là kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa cộng sản. Sự kết hợp đó đã thành công trong một giai đoạn nhất định. Nhưng sự kết hợp đó hiện nay đang có vấn đề, và những người đảng viên có trách nhiệm phải xem lại chuyện đó.
Bởi tất cả các vấn nạn xã hội đều phải có nguồn gốc. Đảng đã nhận mình là người lãnh đạo cao nhất thì cũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ.


Khi nói về Luật phòng chống tham nhũng ở Quốc hội mấy năm trước, tôi từng nói tham nhũng là một căn bệnh, nhưng có bao nhiêu đảng viên "dính líu" tham nhũng. Vì hầu hết những vị tham nhũng đều là những quan chức, đều phải là đảng viên. Việc chống tham nhũng cũng có nghĩa là tự bảo vệ Đảng.
Không chống được tham nhũng cũng có nghĩa là Đảng không còn đủ năng lực để tự bảo vệ mình. Vì thế tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất kể cả trong những chuyện chúng ta bàn liên quan đến Đại tướng, chúng ta có thể có nhiều câu hỏi: Tại sao những ý kiến Đại tướng đóng góp chưa được tiếp thu đầy đủ? Thậm chí có những ý kiến của Đại tướng còn không được trả lời?
Có lẽ,  người dân trong tâm thức khi bày tỏ tình cảm với Đại tướng cũng chia sẻ nỗi niềm của mình về xã hội.

Ông Chu Hảo: Càng ngày, trình độ nhận thức của người dân càng cao và yêu cầu đối với những người đứng đầu ngày càng khắt khe. Khi hiểu biết của đại bộ phận nhân dân còn hạn hẹp, thông tin còn hạn chế thì việc vận động quần chúng thực hiện mục tiêu chính trị do những người đứng đầu đề ra không mấy khó khăn.
Nhưng nay thì khác … 

Do đó, nếu những người đứng đầu vẫn theo lối  nói một đằng làm một nẻo, không nhất quán, nhất là đưa ra một số chủ trương, đường lối không đúng đắn khiến đất nước ngày càng tụt hậu với khu vực và thế giới, thì dù có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu chiến công hiển hách của thế hệ trước cũng sẽ không thể bù đắp được.
Chúng ta phát động phong trào "Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhưng cái đạo đức "Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư" của Hồ Chí Minh chúng ta lại không học được.
Các hiện tượng giả dối, chuộng hình thức và tham nhũng ngày một nặng. Điều mà chúng ta thực sự cần nghiêm túc nhìn nhận lúc này là xem nguyên do của nó bắt nguồn từ đâu. Nếu không dũng cảm thừa nhận và quyết sửa thì không bao giờ có được niềm tin của dân.
Một trong những điều chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại là công tác tuyên truyền- hệ thống giáo dục hiện nay. Trong một xã hội, chất lượng của nguồn nhân lực phụ thuộc chủ yếu  vào nền giáo dục quốc dân.

Nền giáo dục quốc dân ở các nước thường có ba thành tố chính: Giáo dục học đường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội.
Ở nước ta, cũng như ở tất cả các nước XHCN, có một thành tố khác, là công tác tuyên truyền giáo dục của các hệ thống trường Đảng. Cần nhìn nhận những tồn tại trong hệ thống này để tìm hướng khắc phục.

Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo Đảng, Nhà nước
GS Chu Hảo

Thời đại nào cũng cần những "cá nhân"

- Trên Tuần Việt Nam từng có một bài viết ví những cá nhân xuất chúng, những con người có nhân cách vĩ đại giống như "bảo hiểm" của dân tộc trước những thử thách, khó khăn. Đặt giả thiết nếu như những người lãnh tụ thực sự, những cá nhân kiệt xuất không xuất hiện khi đất nước cần, thì điều đó sẽ nguy hiểm thế nào đến vận mệnh dân tộc? Qua sự ảnh hưởng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo ra trong những ngày vừa qua với người dân, với xã hội khi ông ra đi, cũng như qua những dẫn chứng lịch sử khác, ông nghĩ gì về vai trò của cá nhân kiệt xuất đối với lịch sử và ảnh hưởng của họ với nhân dân?

Ông Chu Hảo: Tôi luôn cho rằng vai trò của cá nhân lúc nào cũng tác động rất lớn đến sự thay đổi của lịch sử.
Dĩ nhiên nếu không có cá nhân này, có thể sẽ xuất hiện các cá nhân khác, nhưng trình tự lịch sử, diễn biến lịch sử sẽ không diễn ra đúng như những gì chúng ta đã nhìn thấy nữa. Dù thế nào, xã hội cũng sẽ luôn phải vận động để đi lên. Sẽ rất nguy hiểm nếu xã hội không thể xuất hiện những con người như thế nữa.
Một xã hội có dân chủ, có tự do tư tưởng, thì sẽ xuất hiện nhiều những người có tài kinh bang tế thế. Và ngược lại. Nhưng có một điều đặc biệt là trong những lúc khó khăn mà một nhân vật như vậy xuất hiện thì có khi lại làm nên chuyện.
Phải nói thêm rằng khái niệm "lãnh tụ" chỉ tồn tại ở những cộng đồng xã hội chưa trưởng thành.
Ở các nước dân chủ và văn minh những người đứng đầu quốc gia cũng chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình như một hình thức phân công lao động xã hội, không "oai nghiêm " không "thần thánh" gì đâu.

Ông Dương Trung Quốc: Mỗi thời kỳ lịch sử có những nhân vật khác nhau với những tầm vóc khác nhau. Thế kỷ 20 của chúng ta, những nhân vật kiệt xuất đều gắn với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Từ những chí sĩ Cần Vương đến những nhà dân chủ và những người cộng sản. Những thế hệ đó để lại hình tượng, để lại bài học. Đương nhiên sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng - đó không chỉ là khẩu hiệu mà là sự thực.


Hiện tượng chúng ta đang bàn đến cũng mang tính chất cách mạng, cũng là một yếu tố cách mạng: Cách mạng về mặt lối sống, cách mạng về mặt văn hóa, cách mạng về mặt tinh thần và những giá trị xã hội. Nhưng vai trò người lãnh đạo cũng vô cùng quan trọng.
Thời đại nào cũng cần những cá nhân. Những cá nhân ấy cộng với một cơ chế để có thể tập hợp được những cá nhân tiêu biểu nhất. Đó là nhân tố để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên những nhà lãnh đạo lớn, những nhân vật kiệt xuất chỉ xuất hiện trong một thời điểm, một giai đoạn nào đó. Nhưng có thể thay thế điều đó bằng một cơ chế để tập hợp những người tiêu biểu nhất. Cơ chế đó là sự dân chủ.

Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo Đảng, Nhà nước
ĐBQH Dương Trung Quốc. Ảnh: Lê Anh Dũng 

 Lỗi ở trí thức

- Thời điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, rất nhiều người đã nói, đây là một trong những người cuối cùng của thế hệ cách mạng tháng Tám đầy lý tướng và trong sáng, đã ra đi.  Những bài học để lại sẽ gợi cho người đương thời suy nghĩ gì?

Ông Chu Hảo: Muốn thay đổi không có cách nào khác là phải xây dựng một thể chế chính trị dân chủ lành mạnh, để phát huy được hết sức mạnh của nhân dân trong  xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, trong đó  xã hội dân sự là một thành tố quan trọng.
Tức là, trong bối cảnh của nước ta hiện nay,  phải xây dựng một nền móng cho phong trào dân chủ từ dưới lên. Nhưng để cải cách thể chế thì phải làm từ trên xuống.
Trong khi có phong trào dân chủ làm nền móng như vậy, thì trong đội ngũ người đứng đầu phải có những  lực lượng tiến bộ dũng cảm và sáng suốt đặt lợi ích của dân tộc lên trên hêt, dựa vào khối đại đoàn kêt của toàn  dân, tiến hành cải cách triệt để từng bước.

Ông Dương Trung Quốc: Chúng ta phải đặt Việt Nam trong một tiến trình phát triển. Cũng có những giai đoạn lịch sử, cũng có những giai đoạn chuyển tiếp.
Hoàn cảnh hiện nay đã thay đổi và chắc chắn sẽ không còn những nhân vật như trong quá khứ nữa - thời điểm mà vai trò của cá nhân rất quan trọng. Chúng ta thường hay nói đến câu chuyện giữa Nhân trị và Pháp trị. Để xã hội phát triển, càng ngày chúng ta càng phải chuyển đổi từ Nhân trị sang Pháp trị.
Nói Pháp trị không có nghĩa là phủ nhận hay không đề cao vai trò cá nhân. Nhưng con người ấy phải nằm trong cơ chế, một cơ chế thật sự dân chủ.
Tại sao cụ Phan Chu Trinh nói nhiều về dân chủ, tại sao Bác Hồ cũng đề cao dân chủ? Là vì họ nhìn thấy cơ chế dân chủ có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, giúp ta hội nhập với thế giới.
Thời đại đã thay đổi. Thay vì ngồi chờ cá nhân xuất hiện, chúng ta hãy dùng cơ chế dân chủ để bảo vệ và xây dựng đất nước. Có thể người dân vẫn hy vọng, vẫn chờ đợi những người như Hồ Chí Minh, như Võ Nguyên Giáp xuất hiện, nhưng tôi cho rằng chúng ta phải chấp nhận xu thế, phải nhận thức xu thế.  Và tôi nhấn mạnh, quan trọng nhất vẫn là cơ chế.
Ngày xưa người ta gắn kết được lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc. Bây giờ sự gắn kết đó khó hơn nhiều. Ngày xưa mẫu số chung là chống giặc ngoại xâm. Ai cũng nghĩ đến điều đó. Bây giờ sự lựa chọn nhiều hơn, sự gắn kết cũng giảm đi.

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn sống, ông từng dặn thế hệ trẻ:"Thế hệ cha anh đã rửa nỗi nhục mất nước, thế hệ ngày nay phải rửa nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu". Nhìn lại đất nước, chúng ta đã có những bước phát triển đáng kể so với thời điểm chúng ta giải phóng đất nước vào năm 1975, nhưng vẫn còn có những cái nghèo khác nữa. Nhiều người dường như đang kêu về các bất cập nhưng con người hành động  lại không chịu xuất hiện... Vậy ai có lỗi trong tất cả những sự tụt hậu này?

Ông Chu Hảo: Lỗi trước hết là trí thức, là tầng lớp tinh hoa.

Trong thời chiến, các tầng lớp xã hội đều có vai trò nhất định, nhưng lực lượng nòng cốt phải là đông đảo quần chúng.
Còn trong thời bình, lực lượng nòng cốt phải là những người có tri thức  Ngoài lỗi của những người đứng đầu đất nước, thì bản thân tầng lớp trí thức chậm giác ngộ, thiếu ý chí là những người phải nhận phần lỗi không nhỏ khi xã hội không phát triển được.

Người đứng đầu phải do dân chọn

Ông Dương Trung Quốc: Xã hội sẽ có những chuyện như thế. Nhưng cũng vì thế mà chúng ta mới cần những người quản lý.
Ở làng xã ngày xưa, họ quản lý bằng truyền thống, bằng tập quán, bằng văn hóa. Xã hội cũng thế. Câu "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" rất hay và rất đúng. Nếu ở trên nghiêm thì dưới cũng sẽ nghiêm. Phải có một sự kiên trì làm thay đổi từng bước trong xã hội, đó không phải chỉ là sự đổi mới ở thượng tầng mà nhân dân cũng nhất định phải thay đổi.
Nhưng muốn dân đổi mới thì phải cho dân thấy lợi ích. Nhà nước chưa tạo ra được giá trị đó. Lỗi này không phải là do kỹ năng, mà là do cơ chế. Khi một người làm không tròn nhiệm vụ mà cấp trên của họ không thể xử lý họ, như Thủ tướng Phan Văn Khải nói trước khi nghỉ hưu: "Không thể kỷ luật ai được", thì những người đó sẽ câu kết nhau thành nhóm lợi ích và tạo ra sự hủy hoại xã hội, hủy hoại lòng tin.
Sự phát triển của xã hội, sự phát triển của dân trí luôn có quan hệ biện chứng với vai trò của những người đứng đầu. Muốn xã hội phát triển, anh phải đi đầu, phải gương mẫu, phải sáng suốt. Và người đi đầu phải do dân chọn. Đó phải là cơ chế dân chủ, như chúng ta nói nãy giờ.
Tôi tham gia Quốc hội, tôi thấy cứ có vấn đề gì đem ra bàn là chúng ta lại lấy lý do "đó là cách làm của ta". Hay như câu nói cửa miệng của một trí thức đã mất "cái nước mình nó thế".
Vấn đề rất cụ thể như vấn đề doanh nghiệp Nhà nước mà Quốc hội đang bàn đến rất nhiều. Cả thế giới khác chúng ta mà chúng ta cứ bám vào lý do "đó là đặc thù của Việt Nam".
Chẳng nói đâu xa, nếu muốn thay đổi, thứ đầu tiên chúng ta có thể xem lại chính là những di cảo, những kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một người rất sớm nhận thức được các vấn đề của xã hội.
Chúng ta nói nhiều đến Đại tướng với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội. Chúng ta đừng quên rằng một trong những vai trò cực kỳ quan trọng của ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Vì Võ Nguyên Giáp vốn là một nhà Luật học.
Thời đó rất nhiều nhà trí thức làm Luật được cụ Hồ trọng dụng để tạo ra nền tảng ban đầu. Nhưng sau này chúng ta không kế thừa được nó mà biến nó thành một thứ duy ý chí của những người lãnh đạo. Những chuyện đó là những bài học. Nói về vấn đề biển đảo, ngay trong khi chỉ đạo cuộc chiến tranh giải phóng, Võ Nguyên Giáp đã quan tâm đến lợi ích quốc gia về vấn đề biển đảo.
Ông không những chỉ đạo giải phóng những đảo thuộc chủ quyền của chính quyền Sài Gòn mà còn khẳng định không gian chủ quyền của chúng ta trong vấn đề biển đảo. Năm 1977, hai năm sau chiến tranh, Võ Nguyên Giáp đã có cả một đường lối về kinh tế biển, chiến lược biển. Các nhà lãnh đạo của chúng ta ca ngợi Đại tướng rất nhiều, nhưng đã bao giờ chúng ta thực sự nghiêm túc nhìn nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp của ông trong quá trình xây dựng đất nước chưa? Tôi cho đó là câu chuyện cần phải làm ngay.

Tôi muốn mượn câu của cụ Hồ nói một điều cuối cùng: "Dân chủ là làm cho dân mở miệng. Cái đáng sợ nhất không chỉ là người dân không dám mở miệng vì anh dùng quyền lực. Cái đáng sợ nhất là người dân không thiết mở miệng!" 
Mùa gieo hạt mới

- Trong một cuộc trò chuyện cách đây mấy ngày, nhà thơ Việt Phương có nói với tôi rằng: Sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất giúp ông cảm nhận được sự thay đổi. Ông đã nhìn thấy tình yêu và lòng tự hào dân tộc trỗi dậy trong những dòng người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đó khiến nhà thơ Việt Phương hy vọng về những hạt mầm mới sẽ được gieo, để cho một mùa gặt mới? Các ông nghĩ sao? 
Ông Chu Hảo: Tôi trân trọng và  chia sẻ ý tưởng của nhà thơ Việt Phương. Tuy nhiên từ đáy lòng mình tôi vẫn nghĩ rằng dân tộc ta là một dân tộc không được may mắn cho lắm: Quá nhiều đau thương và bỏ lỡ quá nhiều cơ hội.
Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hình như đã làm bùng lên khát vọng của nhân dân có những nhà lãnh đạo tài ba sáng suốt thật sự vì nước vì dân. Rồi sống mãi trong lòng dân.

Những điều đang diễn ra đã giúp tôi  hiểu thêm được rằng sự phán xét của lịch sử trước hết là sự phán xét của lòng dân.
Lòng kính yêu của những ngưới dân bình thường dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là một thông điệp: Ai thực sự vì dân vì nước dân đều biết cả.

Ông Dương Trung Quốc: Nhưng ai là người tổ chức chăm sóc những hạt mầm tốt đẹp cho mùa gặt mới?  Rất khó làm được điều đó, nếu chúng ta không nhận ra và không phát huy được vai trò của các tổ chức dân sự xã hội, vì họ là những người thực hiện nó tốt nhất.
Còn bộ máy của chúng ta, kể cả Đoàn Thanh niên, dù tôi rất quý trọng nhưng vẫn phải thẳng thắn nói rằng nó vẫn còn quá quan liêu và thậm chí nó có thể làm thui chột đi những nhân tố mới vừa thành hình. Không gì tốt bằng sức mạnh của dân.
Trong những ngày qua, ai là người tổ chức mua nước uống, mua bánh mì phát cho bà con nhân dân đến viếng Đại tướng? Ai là người nghĩ ra việc in áo, in phù hiệu có hình Đại tướng để làm quà tặng cho người dân Quảng Bình? Đó hoàn toàn là những ý tưởng, những hành động xuất phát từ cá nhân, không phải do bất cứ tổ chức, cơ quan nhà nước nào cả.
Hiện tượng này quan trọng nhất là làm cho chúng ta có niềm tin hơn rằng vẫn có tiềm năng rất to lớn.
Nhưng vấn đề ai khai thác, ai tổ chức cũng là một câu hỏi lớn. Một mùa gieo hạt mới nhưng không có môi trường, không có điều kiện phát triển thì tất cả những hạt mầm đó cũng bị thui chột.
Tôi rất mong những người có trách nhiệm hiện nay sẽ nhận ra điều đó và coi đây là cơ hội để phát huy. Còn nếu sự kiện này chỉ thoảng qua và mọi thứ lại quay lại như cũ, và câu chuyện mấy ngày vừa qua trở thành ký ức, thì nó có thể làm tăng thêm niềm thất vọng?

- Vậy theo ông thì làm thế nào để mùa gieo hạt đó gặt được mùa bội thu? Cần những điều kiện gì để thành công? 
Ông Chu Hảo: Một xã hội dân chủ thực sự - đó chính là con đường nhanh nhất.
Nếu không đi được con đường nhanh nhất đó, có thể vẫn sẽ xuất hiện được những con người có nhân cách lớn, thay đổi bộ mặt đất nước, nhưng chúng ta sẽ phải chờ đợi rất lâu và cái giá mà dân tộc này phải trả cho sự chờ đợi đó sẽ là rất đắt.

Ông Dương Trung Quốc: Trong thời điểm này, điều quan trọng nhất là cả dân tộc phải tụ tâm. Hiện có quá nhiều điều khiến chúng ta phải phân tâm.
Dù cuộc sống là phức tạp, cạnh tranh là xu thế, nhưng cuối cùng sự tụ tâm vẫn là quan trọng. Chúng ta hướng tới sự tụ tâm, từ các nhà lãnh đạo đến nhân dân, để tìm ra cái chúng ta thiếu.
Mà theo tôi cái thiếu quan trọng nhất là sự gắn kết nhau vì lợi ích quốc gia, như là thế hệ của Bác Hồ, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Xin cảm ơn hai ông!