“Cuộc trao đổi này thực hiện trên tinh thần thẳng thắn, tin cậy, trung thực, nhằm mang lại cho đồng bào, cho các liệt sĩ, các gia đình liệt sĩ một nguồn thông tin chính thống, nghiêm túc, không bị chi phối về danh – lợi – tiền – ghế…” – Đại tá – Nhà báo Hàn Thụy Vũ, nay đã 83 – người có 40 năm kinh nghiệm nghề báo tuổi khẳng định.
Xem thêm vụ: VTV vạch mặt thất đức của các “nhà ngoại cảm”
“Một kết luận phản khoa học”
“Bây giờ những ngôi mộ tìm về, được kiểm chứng là đúng sau thử AND có hàng ngàn chứ không phải chúng tôi làm ù xòe. Toàn các gia đình về cúng lễ, xây mộ khắp các địa phương, các địa phương về làm lễ truy điệu mà bảo đưa ra vái cái đống xương động vật thì đây là một sự phỉ báng không thể chấp nhận được. Nếu chúng tôi có cái sai thì chỉ rõ chứ nói như thế là không được”.
Với tư cách là Phó chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lí, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam – người hàng chục năm tham gia tìm hài cốt liệt sĩ và làm việc trực tiếp với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, Đại tá – nhà báo Hàn Thụy Vũ bày tỏ sự thất vọng trước kết luận “vội vàng” của VTV. Đồng thời, cung cấp các tài liệu, bằng cứ làm rõ sự thật đằng sau câu chuyện Tội ác gian trá của các nhà ngoại cảm.
Ông cho rằng, dựa vào một hai vụ việc không chính xác rồi “đánh” vào nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là thiếu khách quan, khoa học. Hơn thế, việc làm “dùm beng” dư luận bằng một phóng sự “chắc như đinh đóng cột” khi công bố rằng hàng loạt trung tâm tìm hài cốt liệt sỹ là gian trá và được Viện pháp y Quân đội xác nhận là xương động vật, đất đá; tỷ lệ chính xác 0%, ngay cả với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng còn là một sự “phỉ báng cực kì vô luân”: “Tôi rất ngạc nhiên, tôi không thể hiểu được đã có hàng ngàn liệt sỹ đã làm rồi trong hơn 20 năm qua kể cả tìm bằng phần “dương”. Từ năm 1993 trở đi, chúng tôi đưa vào sử dụng những người có khả năng đặc biệt – ngoại cảm. Bây giờ nói tất cả là đống xương động vật thì rất vô lí. Chúng tôi nhận thức được đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân đối với các vong linh liệt sỹ”.
Nếu vậy, hàng chục năm nay, há chẳng phải hàng chục triệu gia đình liệt sĩ trên khắp Việt Nam tìm được hài cốt của cha, của chú, của anh, của con mình đang ngày ngày “cúi đầu thành kính” và thờ cúng những đống xương động vật? Vậy rằng nỗi mong ngóng mỏi mòn và niềm vui tìm thấy hài cốt người thân hi sinh trong chiến tranh và cả dân tộc chẳng tày gang lại được phủ sạch bởi sự bàng hoàng khi niềm tin thiêng liêng đến vậy đặt vào tay những kẻ bịp bợm được gọi là “nhà ngoại cảm”. Dĩ nhiên, niềm tin, sự kì vọng lớn bao nhiêu thì nỗi đau xót, căm phẫn, nhục nhã của thân nhân liệt sĩ càng lớn bây nhiêu khi nghe thông tin này!?
Đại tá Hàn Thụy Vũ ví rằng, việc kết luận Phan Thị Bích Hằng dùng cái danh nhà ngoại cảm và lợi dụng niềm tin của người dân để gian trá chẳng khác nào câu chuyện “Thầy bói xem voi” khi chỉ nhìn nhận vấn đề qua một vài sự việc. “Đây là một kết luận phản khoa học. Khi chưa tập hợp đủ thông tin, chưa định tính, định hướng, định lượng được thì chưa có quyền phát biểu. Những người có lương tri không ai nghe thông tin ấy mà tin là sự thật. Bảo người khác là gian trá thì khuyên họ nên xét lại mình”.
Với một cơ quan truyền thông chính thống như VTV, việc đưa ra một phóng sự với những khẳng định “chắc nịch” về ngoại cảm trong một chương trình truyền hình trực tiếp đã gây hiện tượng tâm lí “tát nước theo mưa” của đông đảo người dân không có hiểu biết về ngoại cảm. Gây hoang mang, xáo trộn và bức xúc lớn trong dư luận cả nước.
Chính Viện pháp y Quân đội là cơ quan kiểm định tính chính xác của các kết quả tìm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm và công nhận rất nhiều trường hợp đã thành công trên cơ sở khoa học. Vậy có mâu thuẫn không khi giờ đây lại có số liệu “tỷ lệ chính xác 0%”? Rõ ràng là mâu thuẫn, phản khoa học, phiến diện, thiếu khách quan.
Ngoại cảm là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm. Rất nhiều nhà ngoại cảm đã chí tình chí nghĩa giúp đỡ gia đình liệt sỹ với tâm niệm các liệt sĩ ngã xuống đất mẹ là “món nợ xương máu trọn đời không trả hết”. Sự việc này cần nhìn nhận thấu đáo và khoa học để phân định niềm tin cho Tổ quốc, cho nhân dân, đặc biệt là gia đình liệt sĩ. Bà Phan Thị Bích Hằng hoạt động ngoại cảm trong Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, nay là Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã hơn 20 năm. Công lao và khả năng đặc biệt của bà không thể phủ nhận.
Ông tin tưởng “Không ai có thể chi phối lòng tin của mọi người bằng sự dối trá và lừa đảo”. Cũng như vậy “Những cống hiến, thành tích của Bích Hằng trong tìm mộ và hài cốt liệt sĩ là không thể phủ nhận sạch trơn được. Các nhà ngoại cảm là lực lượng không thể thiếu đóng góp công sức quan trọng cùng các nhà khoa học làm nên thành công trong các vụ tìm mộ và hài cốt liệt sĩ của Viện nghiên cứ và ứng dụng tiềm năng con người” – Đại tá nhấn mạnh.
Sự thật nào sau câu chuyện Phan Thị Bích Hằng và chiếc răng lợn?
Những sai sót và điều tiếng không hay về khả năng ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được báo chí “lục lọi” liên tục và đưa lên mặt báo sau khi phóng sự có tên “Vạch trần bộ mặt thất đức của các nhà ngoại cảm” phát sóng. Đáng nói nhất là vụ việc được VTV đưa trong chương trình Trở về từ kí ức số 22. Theo đó, hài cốt bà Hằng tìm thấy được cho là của liệt sĩ Phùng Chí Kiên chỉ là 3 mảnh sành nhỏ và 1 chiếc răng lợn rừng cùng nắm đất. Vậy năng lực thực sự của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đến đâu?
“Cần phải đặt ra câu hỏi rằng: Vậy những di vật hài cốt còn lại của bác Phùng Chí Kiên khi thu nhận được có phải là cái mà Viện pháp y đưa ra không? Việc thu thập để làm xét nghiệm bắt buộc có 2 điều kiện: – Những di vật làm xét nghiệm phải được chụp ảnh, ghi chép đo đạc thật tỷ mỉ và không được phép thay đổi. – Cái viện pháp y mang ra xét nghiệm, cái đó có đúng cái di vật cất bốc gia đình nhận được không?” – Đại tá Hàn Vũ Thụy cho rằng đã có uẩn khúc ở đây.
Ông cho biết thêm, để xác nhận có trùng AND hay không phải có dấu vết của hậu duệ, tuy nhiên trường hợp này thì không có. Mẫu mang đi xét nghiệm phải là máu, tóc hoặc móng tay của hậu duệ nữ (con gái, cháu, chắt…)
Nói rõ về vấn đề này, Nhà giáo Quan Thị Lệ Lan (Phó chủ nhiệm thường trực Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho biết: “Vụ Phùng Chí Kiên nếu làm sai phải niêm phong và muốn mở kiểm tra thì phải có người giám sát. Lẽ ra lấy mẫu hài cốt phải là người có trách nhiệm, chuyên môn như công an, nhân viên pháp y nhưng lại để gia đình lấy mà không có sự quan sát của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng”
Vụ việc xảy ra từ năm 2008, bây giờ không còn hiện trường mà đi tìm lại mẫu vật. Có thể nói, còn nhiều sai sót về quy trình khoa học trong câu chuyện này.
Nếu đó là một chiếc răng lợn thật, chúng ta cũng không thể phủ nhận cả quá trình tìm kiếm của Phan Thị Bích Hằng. “Việc tìm thủ cấp ông Phùng Chí Kiên. Nói rằng đó là cái rang lợn, mành sành,… nhưng tại sao báo chí chỉ đưa mình kết quả mà không đưa ra cả quá trình dẫn dắt của Phan Thị Bích Hằng. Đúng hoàn toàn từ chi tiết: ông thợ cắt tóc như thế nào? cho vào hòm như thế nào? người con dâu của ông ấy mất rồi… Tất cả đều đúng hết, tại sao anh không nói về cái đó nữa? Hôm khai quât người bác chết, con nhỏ sốt cao nên Bích Hằng không có mặt. Để mục đích “đánh” Bích Hằng người ta chỉ nêu mình cái kia thì có công bằng không? – Bà Lan cho hay.
Bà Lan còn nêu các vụ tìm khác, trong đó không thể quên kể đến công lao của Phan Thị Bích Hằng trong việc tìm mộ liệt sĩ Lê Xuân Trứ (Nguyên Bí thư xứ ủy Trung Kì, mộ ở Côn Đảo, người đi tìm là Lê Xuân Tùng nguyên Ủy viên bộ Chính trị). “Đi lấy mẫu thử về nói rằng đây là mẫu cây mục nhưng Bích Hằng khẳng định đấy là ông Lê Xuân Trứ, lấy mẫu thử lần thứ 2 mới đúng vì trong một bộ hài cốt có lẫn cả đất đá và gôc cây mục” – Bà Lệ Lan nói. Hay vụ Vụ tìm liệt sỹ Non nước. “Hồi ấy, là một Đảng viên tôi không hiểu gì về âm dương, linh hồn, tôi không tin. Trường hợp đấy, tôi và Giáo sư sử học Ngô Vi Thiện (nguyên Trưởng Ban Khoa học Tổng cục Hậu cần, hiện là Chuyên viên Khoa học Hậu cần, thành viên Ban Tổng kết chiến lược Bộ Quốc phòng) cùng mọi người “ngơ hết”. Trận đánh Non nước trong chiến dịch Quang Trung năm 1951 được miêu tả rõ ràng. Cô Hằng nói chuyện vanh vách và hoàn toàn trùng hợp với các liệt sỹ. Qua đó, chúng tôi dành 1 năm đi tìm được 8 – 9 hài cốt liệt tĩ” – Đại tá Thụy kể lại.
“Sự đóng góp của Phan Thị Bích Hằng quá lớn, có thể kể thêm vụ Hồ Ngọc Lân và Nguyễn Đức Cảnh. Bích Hằng không thể làm chính xác 100% và cái sai của Bích Hằng là không đáng kể” – Ông nhấn mạnh.
Việc có sai sót trong ngoại cảm là điều hiển nhiên thuộc về giới hạn năng lực. “Một số người có khả năng thực sự là có thật, không thể vì một sai mà xóa nhòa nghìn cái đúng. Các nhà ngoại cảm có khả năng thực sự thì khả năng đó không phải chuẩn mọi lúc mọi nơi. Ngay như Phan Thị Bích Hằng theo khảo sát được 70 – 75% và bản thân chị Hằng cũng công nhận điều đó” – Nhà giáo Quan Lệ Lan khẳng định.
Vụ nhà văn Nam Cao – “Phan Thị Bích Hằng ngoại cảm đạt cao nhất”
Năng lực của những nhà ngoại cảm thuộc “Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người” được đánh giá qua quá trình kiểm tra khắt khe, có cả một khoảng thời gian rất dài được hàng ngàn gia đình kiểm nghiệm đến khi cơ quan khoa học ra đời lại càng khẳng định khả năng đó là có thật.
Đại tá Hàn Vĩnh Thụy đã hoạt động tìm mộ và hài cốt liệt sĩ từ năm 1900 cho biết, năng lực ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được thử thách và đánh giá trong quá trình lâu dài. Vụ tìm hài cốt nhà văn Nam Cao, bà Hằng có công lớn nhất.
Ngày 23/11/1996 khi UIA tham gia chương trình tìm lại phần mộ liệt sĩ nhà văn Nam Cao, Đại tá Hàn Thụy Vũ đề nghị mời Phan Thị Bích Hằng tham gia. Được sự đồng ý, ông tới gặp bà Hằng và cung cấp cho bà một ảnh chân dung liệt sĩ Nam Cao, ngày sinh, ngày mất. “Văn bản đầu tiên Bích Hằng cung cấp cho UIA vào sáng 24/11/1996. Văn bản được niêm phong và trao cho anh Phạm Văn Thiên – con trai cả nhà văn Nam Cao”
“Tìm Nam Cao là một chương trình lớn, sử dụng đến 8 nhà ngoại cảm. Trong tối 23, mỗi nhà ngoại cảm tách ra làm độc lập. Phan Thị Bích Hằng đã “gặp” và nói chuyện với Nam Cao, cô đã viết và vẽ ra tỉ mỉ nơi Nam Cao nằm. Nam Cao mất năm 36 tuổi thì ngôi mộ tìm thấy Nam Cao chỉ thêm số 0 vào giữa năm tuổi mất của ông là 306. Trong số 8 người thì bản thảo của Bích Hằng đạt tỉ lệ cao nhất. Bích Hằng đã chỉ được mộ Nam Cao tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Viễn”
Cũng theo Đại tá, sự việc lần này như một một cuộc “gạn lọc”. Những thông tin đó tuy còn chưa toàn diện nhưng tạo áp lực cùng với sự vào cuộc làm rõ sự thật sẽ khiến những người rởm tự đòa thải, nhưng đối với những người có công như Phan Thị Bích Hằng thì không thể xóa được. Chúng ta cần loại sạch kẻ cơ hội đổi trắng thay đen, ăn không nói có để mưu đồ danh lợi một cách vô nhân tránh đánh đồng trắng đen.
“Đạo lí phân minh lắm, ông trời có mắt lắm!”, nhất là trong chuyện hết sức thiêng liêng này” – Ông khẳng định.
(Edaily/Tạp chí Đông Nam Á)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét