Nếu loại bỏ những thực thể kinh tế kém hiệu quả ra khỏi cuộc chơi theo đúng quy luật thị trường, thì GDP đầu người Việt Nam sẽ tăng lên, dân sẽ "giàu lên". Nếu xét ở khía cạnh này, thì hoạt động kém hiệu quả của khu vực DNNN đã góp phần làm giảm tốc độ giàu lên của người dân Việt.
Đảng và Nhà nước kiên định xây dựng chủ nghĩa xã hội, lấy mục tiêu"dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" làm kim la bàn.
Mục tiêu này đã hấp dẫn người dân đi theo Đảng và Nhà nước, ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Xa rời mục tiêu này, chính là đang xa rời chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu thì cần kiên định, nhưng phương pháp, công cụ, phương tiện thì cần linh hoạt.
Trong thời kỳ bao cấp trước kia, chúng ta đã thử nghiệm hai công cụ: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể để đạt được mục tiêu nêu trên. Nhưng sự sụp đổ của mô hình "hợp tác xã bậc cao" và sự đói nghèo của thập niên 1980s, đã buộc chúng ta thay đổi công cụ, nếu không muốn tiếp tục đi chệch định hướng chủ nghĩa xã hội. Sự thịnh vượng của Đổi mới đã làm cho "dân giàu, nước mạnh" trở lại.... Còn chuyện công bằng, văn minh vẫn cần phải phấn đấu hơn.
Công bằng, văn minh bị thách thức bởi xã hội đã hoạt động theo cơ chế cạnh tranh của thị trường, song sự thay đổi của nhà nước vẫn đang được nhìn nhận là còn chưa theo kịp. Chưa kể, tình trạng tham nhũng tràn lan. Mà như Quốc hội đã nhiều lần đánh giá, thì có sự góp phần không nhỏ từ các doanh nghiệp nhà nước như Vinashines, Vinalines...
Tham nhũng trong DNNN không chỉ đơn giản là thất thoát tài sản của nhà nước, tiền thuế của nhân dân, mà tham nhũng góp phần tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo giữa những người trực tiếp hưởng lợi từ doanh nghiệp nhà nước, gián tiếp hưởng lợi của các doanh nghiệp tư nhân là sân sau...
Ảnh minh họa
|
Như các báo cáo của Chính phủ và Quốc hội đọc trong mỗi kỳ họp, thì tham nhũng đang góp phần làm băng hoại đạo đức xã hội, tạo nên tâm lý giàu nhanh, tâm lý so bì giữa người lao động chân chính và người tham nhũng, tâm lý ăn chơi từ tiền chùa. Tham nhũng làm cho một bộ phận trong xã hội trở nên siêu giàu, và ở một góc khác, một bộ phận khác bị bần cùng hóa.
Tại các quốc gia tiên tiến, duy trì nền kinh tế thị trường xã hội, như Bắc Âu, Đức thì nhà nước đã kiểm soát tốt khoảng cách giàu nghèo. Người giàu ở đó có rất nhiều tiền, nhưng người nghèo không có ai bị bần cùng hóa, nên chuyện mua bán nhân phẩm không phải là vấn đề nhức nhối.
Doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, cụt vốn. Cụt vốn của DNNN, suy cho cùng đang làm lãng phí tiền thuế của nhân dân, góp phần làm thâm hụt ngân sách nhà nước. Theo đà này, thì DNNN sẽ không thể góp phần làm cho "nước mạnh" lên.
Một thực tế đã được chỉ ra lâu nay, đó là sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa hai khu vực kinh tế, trong đó, không ít ý kiến đã khẳng định rằng nếu không có sự ưu ái quá nhiều cho kinh tế nhà nước thì kinh tế tư nhân sẽ được cạnh tranh bình đẳng hơn, lớn hơn, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại quốc.
Dự kiến, Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi sẽ được thông qua vào kỳ họp thứ 6 lần này. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nếu loại bỏ những thực thể kinh tế kém hiệu quả ra khỏi cuộc chơi theo đúng quy luật thị trường, thì GDP đầu người Việt Nam sẽ tăng lên, dân sẽ "giàu lên". Nếu xét ở khía cạnh này, thì hoạt động kém hiệu quả của khu vực DNNN đã góp phần làm giảm tốc độ giàu lên của người dân Việt.
Nhìn rộng hơn nữa, việc tiếp tục duy trì vai trò chủ đạo của DNNN sẽ làm cho Việt Nam khó lòng được công nhận là nền kinh tế thị trường, thậm chí, như nhiều bài báo đã phân tích, có thể chính điều này sẽ làm cản trở quá trình hội nhập quốc tế.
Nếu xem kinh tế nhà nước không phải là mục tiêu của CNXH mà chỉ là công cụ, phương tiện thì chúng ta cần phải linh hoạt hơn nữa trong lựa chọn công cụ.
Chúng ta đã từng mạnh dạn từ bỏ mô hình "hợp tác xã bậc cao", vốn được gắn liền với đặc trưng của CNXH, để dẫn dắt đất nước không chỉ thoát ra khỏi đói nghèo mà còn dư thừa lương thực, phát triển kinh tế đến ngày hôm nay, thì tại sao chúng ta phải chịu áp lực tiếp tục nâng đỡ, ưu tiên, ưu đãi DNNN khi đã nhận diện rất nhiều bất cập.
- TS. Võ Trí Hảo (Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM)
Bài cùng tác giả
Chính quyền địa phương: Phận nàng dâu có được ở riêng?
Trong quá khứ, để đáp ứng nhiệm vụ cách mạng cấp bách, chúng ta đã tiến hành Cải cách ruộng đất, Đổi mới không cần chờ hiến pháp và đã hình thành nên tập quán xé rào hiến pháp.
Việt Nam lại trưng bày "vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước" ra vị trí mặt tiền, rồi ra sức thuyết phục các nước công nhận mình là nền kinh tế thị trường.
Còn chức năng đứng về người lao động của Công đoàn lại càng khó tròn vai, bởi "ăn cây nào rào cây ấy", ai cho tiền hoạt động thì bảo vệ người ấy.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét