Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh từ trần
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã từ trần vào ngày 20-10 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 86 tuổi.
Tin từ gia đình và Tổng cục Chính trị cho biết ông qua đời sau một cơn suy tim.
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh sinh năm 1927 tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, nổi tiếng trong quân đội như một viên tướng trưởng thành từ phong trào cách mạng địa phương.
Ông từng tham gia đội du kích Ba Tơ từ thuở thanh niên ,vào sinh ra tử ở các chiến trường Tây Nguyên, khu V… và trở thành tướng lĩnh cao cấp trong quân đội.
Từ năm 1979 đến năm 1996, ông là Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN trong ba khóa 5,6,7.
Lễ truy điệu thượng tướng Nguyễn Nam Khánh được tổ chức từ 8g sáng đến 13g ngày 24-10-2013 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, an táng cùng ngày tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Ông là người từng quan tâm và có ý kiến về một số vấn đề nổi cộm của đất nước. Trong một trang blog gần đây nhất, ngày 18/10/2013, ông viết:
"Các cơ quan nhà nước bây giờ phải vào cuộc làm rõ sai phạm của EVN ở mức độ nào, nằm ở cấp bậc nào để có hình thức xử lý thỏa đáng.
Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng sai phạm đó không chỉ có những người vận hành trực tiếp EVN mà phải Hội đồng quản trị, ông Hoàng Trung Hải cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Các cơ quan nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này. Tôi rất mong Thủ tướng Chính phủ sẽ vạch ra được tên, địa chỉ cụ thể của những ai, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm trước những sai phạm này. Tồn vong của chế độ ở chỗ này."
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói với BBC từ Hà Nội rằng ông được báo tin ông Khánh đã qua đời sớm 21/10, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Hiện các nguồn tin chính thống trong nước chưa đưa tin về việc này.
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, sinh năm 1927 tại Bình Định, là một trong những người tham gia cách mạng từ những năm đầu.
Ông gia nhập hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1945 và vào Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1946.
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh từng giữ các chức vụ Cục phó Cục Tuyên huấn, Viện trưởng và Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị Quân sự; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN các khóa V, VI, VII.
Ông về hưu năm 1996.
Vụ án chính trị
Thượng tướng Khánh được cho là gần gũi với các tướng lĩnh cao cấp nhất trong quân đội Việt Nam như các ông Lê Khả Phiêu, Đoàn Khuê và Lê Đức Anh.
Năm 2004, một bức thư của ông gửi cho Bộ Chính trị và Trung ương Đảng được tiết lộ ra ngoài đã gây chấn động dư luận vì trong có nhiều chi tiết tố cáo hoạt động của cơ quan tình báo quân đội rất quyền lực, gọi tắt là Tổng cục II, Bộ Quốc phòng.
Lá thư đề ngày 17/6/2004 được cho là tiếp sau lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Trung ương Đảng và Bộ Chính trị ngày 3/1/2004, trước Hội nghị Trung ương 9 Khóa IX.
“Những người đứng đầu và những phần tử xấu trong Tổng cục II đã có những hoạt động phá hoại Đảng nghiêm trọng một cách có hệ thống, có tổ chức kéo dài hàng chục năm đặt máy nghe trộm các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ cấp cao, sử dụng những thông tin sai lệch để phá rối và chia rẽ nội bộ, cố tình gây ra bè phái trong Đảng, tạo ra chứng cứ giả để hãm hại những cán bộ tốt của Đảng.”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nội dung thư của Tướng Giáp chứa nhiều kiến nghị, trong đó có kiến nghị về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Những người đứng đầu và những phần tử xấu trong Tổng cục II đã có những hoạt động phá hoại Đảng nghiêm trọng một cách có hệ thống, có tổ chức kéo dài hàng chục năm đặt máy nghe trộm các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ cấp cao, sử dụng những thông tin sai lệch để phá rối và chia rẽ nội bộ, cố tình gây ra bè phái trong Đảng, tạo ra chứng cứ giả để hãm hại những cán bộ tốt của Đảng…”
Ông Giáp nhắc tới các vụ Sáu Sứ và T4, mà ông cho là các vụ án chính trị “siêu nghiêm trọng”.
Trong các vụ nói trên, Tổng cục II bị tố cáo đã dàn dựng kịch bản để vu khống nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là âm mưu bè phái, đảo chính trong Đảng.
Lá thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh cũng nhắc tới hai vụ trên cùng nhiều vụ khác liên quan các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Ông Khánh yêu cầu kiểm tra toàn diện Tổng cục II, chấm dứt việc cài người của Tổng cục này vào các cơ quan Đảng, Nhà Nước và “thật sự chấn chỉnh Tổng cục II cả tổ chức, cán bộ, lực lượng, nguyên tắc làm việc…”.
Sau đó đã có một cuộc gặp giữa Tướng Khánh với Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn vào tháng 7/2004 để thảo luận về lá thư của ông Khánh.
Ông Diễn được nói đã phê bình ông Khánh không “tuân thủ nguyên tắc giữ bí mật tài liệu” và cho rằng việc xử lý các tố cáo nói trên cần thận trọng, “không làm cho tình hình phức tạp thêm”.
Năm 2005, có tin đồn trên một số trang mạng rằng Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh bị khai trừ Đảng, nhưng tin này bị Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bác bỏ.
Hiện các nguồn tin chính thống trong nước chưa đưa tin về việc này.
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, sinh năm 1927 tại Bình Định, là một trong những người tham gia cách mạng từ những năm đầu.
Ông gia nhập hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1945 và vào Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1946.
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh từng giữ các chức vụ Cục phó Cục Tuyên huấn, Viện trưởng và Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị Quân sự; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN các khóa V, VI, VII.
Ông về hưu năm 1996.
Vụ án chính trị
Thượng tướng Khánh được cho là gần gũi với các tướng lĩnh cao cấp nhất trong quân đội Việt Nam như các ông Lê Khả Phiêu, Đoàn Khuê và Lê Đức Anh.
Năm 2004, một bức thư của ông gửi cho Bộ Chính trị và Trung ương Đảng được tiết lộ ra ngoài đã gây chấn động dư luận vì trong có nhiều chi tiết tố cáo hoạt động của cơ quan tình báo quân đội rất quyền lực, gọi tắt là Tổng cục II, Bộ Quốc phòng.
Lá thư đề ngày 17/6/2004 được cho là tiếp sau lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Trung ương Đảng và Bộ Chính trị ngày 3/1/2004, trước Hội nghị Trung ương 9 Khóa IX.
“Những người đứng đầu và những phần tử xấu trong Tổng cục II đã có những hoạt động phá hoại Đảng nghiêm trọng một cách có hệ thống, có tổ chức kéo dài hàng chục năm đặt máy nghe trộm các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ cấp cao, sử dụng những thông tin sai lệch để phá rối và chia rẽ nội bộ, cố tình gây ra bè phái trong Đảng, tạo ra chứng cứ giả để hãm hại những cán bộ tốt của Đảng.”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nội dung thư của Tướng Giáp chứa nhiều kiến nghị, trong đó có kiến nghị về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Những người đứng đầu và những phần tử xấu trong Tổng cục II đã có những hoạt động phá hoại Đảng nghiêm trọng một cách có hệ thống, có tổ chức kéo dài hàng chục năm đặt máy nghe trộm các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ cấp cao, sử dụng những thông tin sai lệch để phá rối và chia rẽ nội bộ, cố tình gây ra bè phái trong Đảng, tạo ra chứng cứ giả để hãm hại những cán bộ tốt của Đảng…”
Ông Giáp nhắc tới các vụ Sáu Sứ và T4, mà ông cho là các vụ án chính trị “siêu nghiêm trọng”.
Trong các vụ nói trên, Tổng cục II bị tố cáo đã dàn dựng kịch bản để vu khống nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là âm mưu bè phái, đảo chính trong Đảng.
Lá thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh cũng nhắc tới hai vụ trên cùng nhiều vụ khác liên quan các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.
Ông Khánh yêu cầu kiểm tra toàn diện Tổng cục II, chấm dứt việc cài người của Tổng cục này vào các cơ quan Đảng, Nhà Nước và “thật sự chấn chỉnh Tổng cục II cả tổ chức, cán bộ, lực lượng, nguyên tắc làm việc…”.
Sau đó đã có một cuộc gặp giữa Tướng Khánh với Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn vào tháng 7/2004 để thảo luận về lá thư của ông Khánh.
Ông Diễn được nói đã phê bình ông Khánh không “tuân thủ nguyên tắc giữ bí mật tài liệu” và cho rằng việc xử lý các tố cáo nói trên cần thận trọng, “không làm cho tình hình phức tạp thêm”.
Năm 2005, có tin đồn trên một số trang mạng rằng Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh bị khai trừ Đảng, nhưng tin này bị Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bác bỏ.
THEO BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét