Kể từ Quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác tổ chức tang lễ cho cán bộ cao cấp tại Việt Nam được tổ chức theo mô hình của Liên Xô. Quốc tang cho các lãnh tụ qua đời sau đó như Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, TBT Lê Duẩn, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt đều gần giống nhau và đều gồm ba phần Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng với các nghi lễ trọng thể nhất được cử hành. Riêng Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị cắt hẳn phần Lễ an táng.
Ngày 12/9/2001, Nghị định số 62/2001/NĐ-CP được ban hành đã đưa ra quy định cụ thể về mặt luật cho công tác tổ chức tang lễ cán bộ. Ban soạn thảo (gồm một số bộ ban ngành do Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ chủ trì) đã kế thừa cách làm từ trước cũng như đảm bảo văn hóa truyền thống của Việt Nam. Chương 2 từ điều 3 đến điều 18 quy định rõ Quốc tang gồm 3 phần: Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng.
Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ nhà nước khi từ trần dành hẳn Chương 2 quy định về Lễ Quốc tang. Trong đó Ban soạn thảo (gồm một số Bộ ngành do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì) đã nghiên cứu kỹ truyền thống, tập quán và dành hẳn từ điều 5 đến điều 20 nói rất rõ Quốc tang gồm 3 phần: Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng.
Lịch sử thế giới gần đây có hai quốc tang được tổ chức trọng thể và cảm động nhất. Đó là lễ tang cho đồng chí Leonid Brezhnev (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô – mất ngày 10/11/1982 ). Tới dự đám tang có hơn 40 nguyên thủ, là đám tang có nhiều nguyên thủ tới dự nhất. Đồng chí được an táng tại chân bức tường Điện Kremlin ngày 15/11/1982, Quốc tang dành cho đồng chí kéo dài hết ngày này. Liên Xô và nhiều nước khác trong đó có Việt Nam dành nhiều ngày treo cờ rủ, để quốc tang vĩnh biệt đồng chí Brezhnev trong đó có toàn bộ ngày cử hành lễ an táng đồng chí.
Lễ tang Tổng thống Hoa Kỳ J.F. Kennedy là cảm động nhất: ông bị ám sát ngày Thứ Sáu 22/11/1963. Hoa Kỳ tuyên bố 3 ngày quốc tang (Thứ Bảy, Chủ Nhật, Thứ Hai). Chỉ 18 giờ mở cửa viếng đã có 25 vạn nhân dân tới viếng Tổng thống. Biển người xếp hàng dài hơn 10km. Thời gian dành cho nhân dân vào viếng dự kiến kết thúc 9h tối ngày Chủ Nhật 24/11/1963 nhưng vào giờ đó, hàng chục vạn nhân dân vẫn xếp hàng nhiều km chờ vào viếng, khiến Ban tổ chức lễ tang phải quyết định mở cửa thâu đêm phục vụ nhân dân viếng tới 9h sáng hôm sau (Thứ Hai). Ba hãng truyền hình lớn nhất là NBC, CBS và ABC truyền hình trực tiếp toàn bộ lễ viếng thâu đêm này và phát vệ tinh để cả thế giới theo dõi. Đúng 8h25 phút sáng hôm sau, cảnh sát phải dàn hàng ngang để cắt đoàn người vào viếng (còn hàng triệu người khác đang chờ). Đám rước linh cữu Kennedy từ Nhà Trắng tới Nghĩa trang Arlington có hơn 1 triệu người đứng dọc các tuyến đường để vĩnh biệt người con ưu tú của Hoa Kỳ. Trước biển người và tình cảm của nhân dân dành cho Kenney, đám tang của ông được đánh giá là đám tang cảm động và trang trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông được an táng tại Nghĩa trang quốc gia Arlington vào ngày Thứ Hai 25/11/1963. Hoa Kỳ vẫn dành trọn ngày hôm đó treo cờ rủ, để quốc tang vĩnh biệt Kennedy.
Từ truyền thống của Việt Nam, từ quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tang và tập quán quốc tế về tổ chức tang lễ theo nghi thức quốc tang, ta thấy rõ ràng Quốc tang gồm 3 phần: Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng. Rất đáng tiếc, khi tổ chức Quốc tang cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ban lễ tang quy định Quốc tang kết thúc lúc 12h ngày 13/10/2013. Tệ hơn, UBND Thành phố Hà Nội đã lệnh cho chính quyền thu toàn bộ cờ rủ để tang Đại tướng trước 12h30 cùng ngày (lệnh bằng văn bản). Chính trong lúc này, mấy chục triệu đồng bào cả nước vẫn đang khóc Đại tướng, lĩnh cữu của Người vẫn đang trên đường được rước về nơi an táng mà chưa được chôn. Lễ an táng Người chỉ bắt đầu vào lúc 16h và kết thúc lúc hơn 17h ngày 13/10/2013. Như vậy, Ban lễ tang đã cố tình cắt bỏ toàn bộ Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khỏi nghi thức Quốc tang dành cho Người.
THEO CẦU NHẬT TÂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét