Sở thích giả gái, dấu hỏi lớn về giới tính, những triết lý rất đặc biệt của anh về sự cô đơn tạo nên một Hoài Linh hiếm hoi được lòng khán giả khắp miền đất nước.
Vì sao Hoài Linh thích giả gái?
Hoài Linh không thích, lúc đầu thật sự không muốn đóng giả gái nhưng vì kịch bản yêu cầu, thế là anh làm thử, ai dè được khán giả ủng hộ quá chừng, vậy là… "tới luôn bác tài".
Đàn ông đóng vai phụ nữ hoặc giả gái rất dễ gây phản cảm, nhưng nhờ vóc dáng "nhỏ nhắn xinh xắn" nên khi anh mặc trang phục phụ nữ vào, thêm hóa trang, thêm tóc tai là tức thì anh "trở thành" phụ nữ ngon lành. May mà các vai phụ nữ của Hoài Linh rất mảnh mai chứ không thô nên người xem dễ dàng chấp nhận.
Hoài Linh có một quan niệm rất hay khi đóng những vai giả gái (vai nam giả gái và vai phụ nữ thật), đó là phải hóa trang cho thật đẹp vì phụ nữ trời sinh ra vốn đẹp. Song, cái đẹp trong hóa trang của anh không "hầm bà lằng" mà đúng người đúng vai. Một bà chanh chua thì không thể mướt như một "em gái" đi thi hoa hậu, một phụ nữ đa đoan thì không thể sắc sảo như một mệnh phụ phu nhân.
Hoài Linh từng thổ lộ, phần lớn những vai nữ trên sân khấu của anh đều được "mô phỏng" từ hình ảnh của mẹ, của bà nội, của bà ngoại anh. Có lẽ vì thái độ làm việc rất chuyên nghiệp và có trách nhiệm như thế nên gần như tất cả những lần anh giả gái đều lấy được tiếng cười của khán giả, đều được khán giả yêu thích.
Nếu giới tính của tôi có vấn đề gì cũng rất bình thường
Vụ này thì Hoài Linh… chai rồi, anh chẳng còn quan tâm nữa vì dư luận chẳng nuôi anh lấy một ngày thì mắc gì phải "chạy" theo nó. Có lần, anh đặt ngược câu hỏi với người đặt nghi vấn về giới tính của mình: "Nếu giới tính của tôi có vấn đề gì cũng rất bình thường, chẳng ảnh hưởng đến việc tôi mang tiếng cười cống hiến cho khán giả. Tôi đâu làm gì xấu cho xã hội?".
Hoài Linh thời trẻ.
Tại sao Hoài Linh có thể nói được giọng ba miền?
Ông bà ta có câu: "Chửi cha không bằng pha tiếng". Hoài Linh hiểu điều đó nên anh chẳng bao giờ dám… đùa với lửa nếu tự bản thân thấy mình không có khả năng nhại tiếng. Mọi chuyện bắt đầu từ việc gia đình anh từng có một thời kỳ đi xây dựng vùng kinh tế mới, sống ở một nơi tập trung dân tứ xứ, đủ mọi giọng nói, học với thầy cô ba miền, chơi với bạn bè ba miền, nhờ vậy "tích lũy" được âm giọng ba miền nên khi cần là anh… xổ ngay.
Dĩ nhiên, anh không xổ bừa mà "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" phản ứng của khán giả để điều chỉnh. Không những thế, anh còn chịu khó nghiên cứu thêm cách người ta dùng từ địa phương đặc trưng để đưa vào thoại sao cho thật "hợp tình hợp lý" nên chưa bao giờ bị chê là phản cảm hay "chửi cha thiên hạ". Và đó cũng là lý do khiến Hoài Linh được lòng cả khán giả ba miền, ở đâu cũng biết và yêu Hoài Linh. Đây là trường hợp đặc biệt vì thường diễn viên hài miền nào chỉ "ăn" miền đó thôi.
Hoài Linh trong hậu trường chương trình Gương mặt thân quen.
Ngoài đời Hoài Linh chắc vui tính lắm?
Vui tính thì Hoài Linh có thừa, không tin thì cứ đi gặp những ai đã từng có dịp tiếp xúc hay làm việc chung với anh thì biết ngay. Còn cái vụ cười suốt ngày thì… coi lại. Vì từ khi nổi tiếng đến nay, Hoài Linh vẫn giữ thói quen sau khi diễn xong là lặng lẽ trở về nhà, mấy địa chỉ mà giới nghệ thường ghé như nhà hàng, vũ trường hay quán nhậu đều xa lạ với anh. Anh từng triết lý về sự cô đơn, lặng lẽ của mình như thế này: “Con người mà! Có khi nào vui suốt, có bao giờ cười hoài? Trên sân khấu đã cười về nhà lại cười nhiều thì cuộc sống làm sao cân bằng được?”.
Không ít ngôi sao, thậm chí là sao mới vừa "chớp chớp" là tìm mọi cách để "lên đời" bản thân bằng những thứ hàng hiệu, mùi hương thơm phức. Còn Hoài Linh thì giản dị đến bất ngờ. Đừng ngạc nhiên khi tình cờ bạn thấy Hoài Linh ngoài đời: quần jeans, áo sơ-mi hay thun và chiếc mũ lưỡi chai bình dị; hoặc bắt gặp anh trong một quán ăn bình dân nào đó.
Có thật Hoài Linh biết "hô mưa gọi gió"?
Chuyện kể rằng cách đây mấy năm khi quay bộ phim chiếu Tết Võ lâm truyền kỳ trên Đà Lạt, chỉ còn cảnh quay cuối cùng là đóng máy, nhưng xui làm sao trời lại đổ mưa như trút nước khiến mặt Phước Sang xệ như cái bị. Thấy vậy, Hoài Linh bảo đi mua bó nhang và một chục bông huệ trắng. Chẳng biết khấn gì đó mà mấy phút sau Hoài Linh phán: "5 phút nữa trời tạnh mưa, phải quay nhanh trong 45 phút vì sau đó trời lại trút nước".
Quả nhiên, 5 phút sau trời nắng lên để đoàn phim quay tiếp. Đến phút thứ 40, Hoài Linh thông báo ông trời lại sắp mưa. Lúc đó ông bầu Phước Sang cười to phán ngược rằng trời đang đẹp vậy mà mưa nỗi gì. Vậy mà ngay tích tắc sau đó, mưa bất ngờ trút xuống. Và không còn tin vào mắt mình nữa, Phước Sang đã tặng cho Hoài Linh ba chữ vàng: "Con của trời"!
Theo Tri Thức Trẻ
Sở thích giả gái, dấu hỏi lớn về giới tính, những triết lý rất đặc biệt của anh về sự cô đơn tạo nên một Hoài Linh hiếm hoi được lòng khán giả khắp miền đất nước.
Vì sao Hoài Linh thích giả gái?
Hoài Linh không thích, lúc đầu thật sự không muốn đóng giả gái nhưng vì kịch bản yêu cầu, thế là anh làm thử, ai dè được khán giả ủng hộ quá chừng, vậy là… "tới luôn bác tài".
Đàn ông đóng vai phụ nữ hoặc giả gái rất dễ gây phản cảm, nhưng nhờ vóc dáng "nhỏ nhắn xinh xắn" nên khi anh mặc trang phục phụ nữ vào, thêm hóa trang, thêm tóc tai là tức thì anh "trở thành" phụ nữ ngon lành. May mà các vai phụ nữ của Hoài Linh rất mảnh mai chứ không thô nên người xem dễ dàng chấp nhận.
Hoài Linh có một quan niệm rất hay khi đóng những vai giả gái (vai nam giả gái và vai phụ nữ thật), đó là phải hóa trang cho thật đẹp vì phụ nữ trời sinh ra vốn đẹp. Song, cái đẹp trong hóa trang của anh không "hầm bà lằng" mà đúng người đúng vai. Một bà chanh chua thì không thể mướt như một "em gái" đi thi hoa hậu, một phụ nữ đa đoan thì không thể sắc sảo như một mệnh phụ phu nhân.
Hoài Linh từng thổ lộ, phần lớn những vai nữ trên sân khấu của anh đều được "mô phỏng" từ hình ảnh của mẹ, của bà nội, của bà ngoại anh. Có lẽ vì thái độ làm việc rất chuyên nghiệp và có trách nhiệm như thế nên gần như tất cả những lần anh giả gái đều lấy được tiếng cười của khán giả, đều được khán giả yêu thích.
Nếu giới tính của tôi có vấn đề gì cũng rất bình thường
Vụ này thì Hoài Linh… chai rồi, anh chẳng còn quan tâm nữa vì dư luận chẳng nuôi anh lấy một ngày thì mắc gì phải "chạy" theo nó. Có lần, anh đặt ngược câu hỏi với người đặt nghi vấn về giới tính của mình: "Nếu giới tính của tôi có vấn đề gì cũng rất bình thường, chẳng ảnh hưởng đến việc tôi mang tiếng cười cống hiến cho khán giả. Tôi đâu làm gì xấu cho xã hội?".
Hoài Linh thời trẻ.
Tại sao Hoài Linh có thể nói được giọng ba miền?
Ông bà ta có câu: "Chửi cha không bằng pha tiếng". Hoài Linh hiểu điều đó nên anh chẳng bao giờ dám… đùa với lửa nếu tự bản thân thấy mình không có khả năng nhại tiếng. Mọi chuyện bắt đầu từ việc gia đình anh từng có một thời kỳ đi xây dựng vùng kinh tế mới, sống ở một nơi tập trung dân tứ xứ, đủ mọi giọng nói, học với thầy cô ba miền, chơi với bạn bè ba miền, nhờ vậy "tích lũy" được âm giọng ba miền nên khi cần là anh… xổ ngay.
Dĩ nhiên, anh không xổ bừa mà "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" phản ứng của khán giả để điều chỉnh. Không những thế, anh còn chịu khó nghiên cứu thêm cách người ta dùng từ địa phương đặc trưng để đưa vào thoại sao cho thật "hợp tình hợp lý" nên chưa bao giờ bị chê là phản cảm hay "chửi cha thiên hạ". Và đó cũng là lý do khiến Hoài Linh được lòng cả khán giả ba miền, ở đâu cũng biết và yêu Hoài Linh. Đây là trường hợp đặc biệt vì thường diễn viên hài miền nào chỉ "ăn" miền đó thôi.
Hoài Linh trong hậu trường chương trình Gương mặt thân quen.
Ngoài đời Hoài Linh chắc vui tính lắm?
Vui tính thì Hoài Linh có thừa, không tin thì cứ đi gặp những ai đã từng có dịp tiếp xúc hay làm việc chung với anh thì biết ngay. Còn cái vụ cười suốt ngày thì… coi lại. Vì từ khi nổi tiếng đến nay, Hoài Linh vẫn giữ thói quen sau khi diễn xong là lặng lẽ trở về nhà, mấy địa chỉ mà giới nghệ thường ghé như nhà hàng, vũ trường hay quán nhậu đều xa lạ với anh. Anh từng triết lý về sự cô đơn, lặng lẽ của mình như thế này: “Con người mà! Có khi nào vui suốt, có bao giờ cười hoài? Trên sân khấu đã cười về nhà lại cười nhiều thì cuộc sống làm sao cân bằng được?”.
Không ít ngôi sao, thậm chí là sao mới vừa "chớp chớp" là tìm mọi cách để "lên đời" bản thân bằng những thứ hàng hiệu, mùi hương thơm phức. Còn Hoài Linh thì giản dị đến bất ngờ. Đừng ngạc nhiên khi tình cờ bạn thấy Hoài Linh ngoài đời: quần jeans, áo sơ-mi hay thun và chiếc mũ lưỡi chai bình dị; hoặc bắt gặp anh trong một quán ăn bình dân nào đó.
Có thật Hoài Linh biết "hô mưa gọi gió"?
Chuyện kể rằng cách đây mấy năm khi quay bộ phim chiếu Tết Võ lâm truyền kỳ trên Đà Lạt, chỉ còn cảnh quay cuối cùng là đóng máy, nhưng xui làm sao trời lại đổ mưa như trút nước khiến mặt Phước Sang xệ như cái bị. Thấy vậy, Hoài Linh bảo đi mua bó nhang và một chục bông huệ trắng. Chẳng biết khấn gì đó mà mấy phút sau Hoài Linh phán: "5 phút nữa trời tạnh mưa, phải quay nhanh trong 45 phút vì sau đó trời lại trút nước".
Quả nhiên, 5 phút sau trời nắng lên để đoàn phim quay tiếp. Đến phút thứ 40, Hoài Linh thông báo ông trời lại sắp mưa. Lúc đó ông bầu Phước Sang cười to phán ngược rằng trời đang đẹp vậy mà mưa nỗi gì. Vậy mà ngay tích tắc sau đó, mưa bất ngờ trút xuống. Và không còn tin vào mắt mình nữa, Phước Sang đã tặng cho Hoài Linh ba chữ vàng: "Con của trời"!
Theo Tri Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét